Giải câu hỏi 2 (Trang 82 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2) – Phần soạn bài Sống chết mặc bay trang 74 – 83 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2.
Đề bài:
Câu 2. Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.
Dựa vào định nghĩa trên em hãy:
a) Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.
b) Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản đó. (Chú ý đến các chi tiết thuộc về cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch và các chi tiết thuộc về cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch, trang nghiêm.)
c) Chỉ ra qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi “hộ đê” được tác giả khắc họa như thế nào. (Chú ý đến các chi tiết thuộc về: chỗ ở, điều kiện sinh hoạt trong khi đi “đốc thúc việc hộ đê”; cách ngồi, tư thế, giọng điệu ngôn ngữ trước bọn nha lại, chánh tổng…, đặc biệt là thái độ, cách nói khi đã có tin đê vỡ.)
d) Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này.
Trả lời:
a) Hai mặt tương phản trong truyện:
Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng.
b) Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo.
+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử.
+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên.
⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực.
Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn.
+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm.
+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga.
⇒ Quan lại tắc trách, tham lam.
c) Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã.
+ Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà.
+ Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị.
+ Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ.
→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại.
d) Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:
+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại.
+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ.
+ Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment