Giải câu 2 (Trang 62 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Giải câu hỏi 2 (Trang 62 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2) – Phần soạn bài Bài thơ số 28 (R.Ta-Go) trang 62 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2.

Đề bài:

Câu 2. Lối cấu trúc đưa ra những giả định (nếu A chỉ là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để đi đến kết luận được sử dụng trùng điệp trong bài nhằm mục đích gì?

Từ những tương đồng và khác biệt giữa viên ngọc, đóa hoa với trái tim, giữa lạc thú, khổ đau với tình yêu, Ta-go muốn nói gì về cuộc đời, về trái tim?

Trả lời:

Lối cấu trúc đưa ra giả định rồi phủ định để đi đến kết luận, được sử dụng trùng điệp trong bài thơ nhằm thể hiện triết lí của Tago về trái tim, tình yêu.

– Nếu đời anh là viên ngọc (quý giá), đóa hoa (đẹp đẽ) thì anh sẵn sàng dâng tặng tất cả cho em, để em xinh đẹp và đáng yêu hơn. Nghĩa là Ta-go muốn hiến dâng trọn vẹn cho người yêu nếu có thể được. Nhưng nhà thơ đành phải thừa nhận “đời anh là trái tim, nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó”. Nó là thế giới bí ẩn, thăm thẳm vô biên, làm sao dâng hiến trọn vẹn một lần.

– Nếu trái tim anh chỉ là một trái tim bình thường, đơn điệu ít lạc thú, ít khổ đau thì em sẽ cảm nhận rất dễ dàng nhưng “trái tim anh lại là tình yêu, nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên” nên “chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”. Tago muốn cho người yêu biết rằng trái tim tình yêu không đơn giản. Niềm khát khao lạc thú cũng như nỗi đau khổ, buồn bã trong tình yêu là vô biên, những người yêu nhau phải hiểu điều đó để cùng chia sẻ, tận hưởng hoặc cùng chịu đựng, vượt qua.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status