Giải câu 2 (Trang 18 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Giải câu hỏi 2 (Trang 18 SGK ngữ văn 8 tập 2) – Phần soạn bài Quê hương trang 18 SGK ngữ văn lớp 8 tập 2.

Đề bài:

Câu 2. Phân tích các câu thơ sau:

– Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

– Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Trả lời:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

+ Cánh buồm: giương to, rướn thân, góp gió – hình ảnh cánh buồm thân thuộc được tả thực trong sự quan sát tinh tế.

+ So sánh ẩn dụ: cái vô hình được gọi tên, cụ thể hóa bằng hình ảnh “cánh buồm” rõ ràng đường nét, hình khối, màu sắc.

+ “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”- sự khoáng đạt, hiên ngang mạnh mẽ như chính tính cách của người dân miền biển, sẵn sàng đương đầu với thử thách.

+ Cánh buồm mang ý nghĩa tượng trưng cho hồn cốt, thần thái, tình cảm của người dân chài, nay đi vào thơ trở nên bay bổng, lãng mạn.

-> Biện pháp ẩn dụ, so sánh làm cho hình ảnh thực trở nên lãng mạn cánh buồm là linh hồn của làng biển, là niềm tự hào, tình yêu chinh phục biển cả làm chủ cuộc sống.

Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

+ Hình ảnh tả thực “làn da ngăm dám nắng” – vẻ đẹp rắn rỏi, chắc khỏe nói lên sự từng trải trong cuộc sống lao động vất vả nắng gió của người đi biển.

+ “thân hình nồng thở vị xa xăm” -> hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, “thân hình” nay được cảm nhận bằng xúc giác – “mặn”.

+ Sự mặn mòi của biển cả ngấm vào từng hơi thở trong cuộc sống, sự hòa quyện giữa con người với biển cả- nơi ngọn nguồn nuôi dưỡng.

-> Biện pháp ẩn dụ không chỉ xây dựng hình tượng người dân miền biển khỏe khoắn, từng trải mà còn làm nổi bật sự hòa quyện bền chặt giữa con người với tự nhiên.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status