Giải câu hỏi 2 (Trang 157 SGK ngữ văn 10 tập 1) – Phần soạn bài Thơ Hai-kư của Ba-sô trang 155 – 157 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1.
Đề bài:
Tình cảm của tác giả đối với mẹ, với một em bé bị bỏ rơi thể hiện trong các bài 3, 4 như thế nào? Hình ảnh trong các bài thơ đó mơ hồ, mờ ảo ra sao?
Trả lời:
Về bài 3:
Năm 40 tuổi, Ba-sô làm một cuộc du hành đến Kan-sai gần quê nhà. Về đến nhà thì ông hay tin mẹ mất. Người ta đưa lại cho ông di vật là một mớ tóc bạc. Ông đau đớn viết nên bài thơ này.
Bài thơ thấm đượm xót xa tình mẫu tử, đặc biệt đó là nỗi lòng của đứa con xa xứ, đã không chăm sóc được mẹ già, lại không được nhìn thấy mẹ lần cuối. Nỗi xót xa đau đớn của nhà thơ được thể hiện ở giọt lệ nóng hổi rơi xuống bàn tay đang cầm mớ tóc của người mẹ đã khuất. Quý ngữ (từ chỉ mùa của bài thơ là sương thu. Làn sương thu ở đây là giọt lệ như sương, hay mái tóc của mẹ bạc như sương, hay cuộc đời như giọt sương, ngắn ngủi vô thường,… Sương – tóc – lệ tan hoà, tạo nên hình tượng thơ mờ ảo, đa nghĩa.
Về bài 4:
Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Trong Du kí Phơi thân đồng nội viết năm 1685, Ba-sô kể chuyện một lần đi ngang qua cánh rừng ông bỗng nghe thấy tiếng vượn hú. Tiếng ấy gợi ông nhớ đến tiếng khóc của một em bé bị bỏ rơi trong rừng:
Tiếng hú não nề
Hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc?
Gió mùa thu tái tê
Bài thơ gợi lại một sự thực nhói đau ở Nhật ngày xưa. Đó là vào những năm mất mùa, đói kém, có nhà không nuôi nổi con phải bỏ con vào rừng. Thậm chí còn đang tâm giết đứa trẻ nữa.
Những câu chuyện như thế in đậm vào tâm khảm nhà thơ. Vì thế, nghe tiếng vượn hú mà Ba-Sô lại liên tưởng đến tiếng người. Tiếng vượn hay chính là tiếng trẻ con khóc thật. Hay trong mùa thu, tiếng gió thổi nghe như tiếng mùa thu than khóc cho nỗi buồn đau của con người? Gió mùa thu tái tê hay lòng thi nhân tái tê hay lòng thi nhân tái tê khi nghe thấy những âm thanh gợi lên nhiều nỗi đau thương đó? Cái mơ hồ, mờ ảo của bài thơ nằm ở đây, nó chờ câu trả lời từ sự đồng vọng trong lòng người đọc.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment