Giải câu hỏi 2 (Trang 145 SGK ngữ văn 9 tập 1) – Phần soạn bài Bếp lửa trang 143 – 146 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1.
Đề bài:
Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được gợi lại? Em hãy chỉ ra sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ và tác dụng của sự kết hợp ấy.
Trả lời:
* Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm về bà và tình bà cháu được khơi lại: một người bà tần tảo, thương con, thương cháu, giàu đức hi sinh. “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc…”. Bếp lửa do tay bà chăm chút, mỗi lần bà nhóm lên bếp lửa là truyền cho cháu tình yêu thương, truyền cho cháu sức sống, tình yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
* Lời thơ có sự kết hợp giữa biểu cảm và tự sự, từ ngữ có sức biểu cảm cao: “đói mòn đói mỏi, ngựa gầy…” thể hiện những gian khổ nhọc nhằn trong những năm tháng chiến tranh nạn đói hoành hành, phải xa người thân,… Một tuổi thơ gắn liền với khói bếp lửa gợi cuộc sống nghèo khó vất vả, âm thanh “tiếng tu hú” gợi nhắc lại về cảnh ngộ hai bà cháu.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)