Giải câu 2 (Trang 129 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Giải câu hỏi 2 (Trang 129 SGK ngữ văn 10 tập 1) – Phần soạn bài Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) trang 128- 130 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1.

Đề bài:

Anh (chị) hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lao xao”? Quan điểm của tác giả về “dại”, “khôn” như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4?

Trả lời:

Cách nói hóm hỉnh song qua đó toát lên quan niệm nhân sinh của tác giả. Cụ Trạng tự nhận mình là “dại”, chấp nhận tiếng dại của “miệng thế” chê bai để “tìm nơi vắng vẻ”, mặc cho “Người khôn, người đến chốn lao xao”. Câu thơ sử dụng cách nói ngược nghĩa. Tuyết Giang Phu Tử với sự thâm trầm, trải đời đã tận hiểu sự đua chen, trói buộc của vòng danh lợi, bởi thế ông phủi tay với những sự đua chen ở “chốn lao xao”. Tự nhận là “dại”, song thực chất là “khôn”, cũng giống như những người trải nghiệm, cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi, cứ nghĩ mình “khôn” nhưng thực chất là “dại”. Nghệ thuật đối: “ta” đối với “người”, “dại” đối với “khôn”, “nơi vắng vẻ” đối với “chốn lao xao”. Ta tìm nơi vắng vẻ tức tìm đến sự tĩnh lặng của tự nhiên, tìm đến sự yên tĩnh trong tâm hồn, không bon chen, không cầu canh; còn người tìm đến chốn lao xao là tìm đến chốn quan trường, tuy sang trọng, quyền quý, song phải bon chen, đối chọi, cảnh giác… Nghệ thuật đối tạo sự so sánh giữa hai cách sống, qua đó khẳng định triết lí sống của tác giả.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status