X

Giải câu 2 – (Trang 128 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Giải câu hỏi 2 (Trang 128 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2) – Phần soạn bài Ôn tập phần văn trang 128 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2.

Đề bài:

Câu 2: Đọc lại các chú thích (*) ở Bài 3, 5, 7, 8. Làm thơ lục bát ở Bài 13. Ghi nhớ ở Bài 16 (Ôn tập tác phẩm trữ tình), chú thích (*) ở Bài 18. Câu 2 ở Bài 26 (phần Đọc – hiểu văn bản) để nắm các định nghĩa về:

– Ca dao, dân ca.

– Tục ngữ.

– Thơ trữ tình.

– Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

– Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

– Thơ thất ngôn bát cú.

– Thơ lục bát,

– Thơ song thất lục bát.

– Phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật.

Trả lời:

– Ca dao, dân ca: những bài thơ, bài hát trữ tình dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác, biểu diễn và truyền miệng từ đời này sang đời khác.

– Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

– Thơ trữ tình là thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác. Văn bản thơ trữ tình thường có vần điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ cô đọng, mang tính chất cách điệu cao.

– Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: có 4 câu, mỗi câu 7 tiếng. Kết cấu: khai – thừa- chuyển – hợp. Nhịp 4/3, 2/2/3. Vần chân (7), liền (1-2), cách (2-4), bằng.

– Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: có 4 câu, mỗi câu 5 tiếng. Nhịp: 3/2, 2/3. Có thể gieo vần trắc.

– Thơ thất ngôn bát cú đường luật: có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng. Vần bằng trắc, chân (7), liền (1-2), cách (2-4-6-8). Kết cấu: câu 1-2: đề, câu 3-4: thực, câu 5-6: luận, câu 7-8: kết.

– Thơ lục bát: thể thơ dân tộc cổ truyền bắt nguồn từ ca dao, dân ca. Kết cấu theo từng cặp: câu trên 6, câu dưới 8. Vần bằng, lưng (6-6), chân (6-8), liền. Nhịp: 2/2/2/2, 3/3/4/4/… Luật bằng trắc: 2B -4T – 6B- 8B.

– Thơ song thất lục bát: kết hợp sáng tạo giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát. Một khổ 4 câu: 2 câu 7 tiếng, tiếp 1 cặp 6 -8. Nhịp ở 2 câu 7 tiếng: 3/4, 3/2/2…

– Phép tương phản trog nghệ thuật: sự đối lập trong hình ảnh, chi tiết, nhân vật…trái ngược nhau, để tô đậm, nhấn mạnh 1 đối tượng hoặc cả hai.

– Phép tăng cấp: cùng với quá trình hành động, nói năng, tăng dẫn cường độ, tốc độ, mức độ, chất lượng, số lượng…

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Ngọc Trinh:
Leave a Comment