X

Giải câu 2 (Trang 127 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Giải câu hỏi 2 (Trang 127 SGK ngữ văn 7 tập 1) – Phần soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) trang 125 – 128 SGK ngữ văn lớp 7 tập 1.

Đề bài:

Câu 2. Chứng minh hai câu đầu đã dùng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối, tự đối).Nêu tác dụng của việc dùng phép đối ấy.

Lưu ý: Ở thơ ngũ ngôn và thất ngôn, số chữ của hai vế đối nhau trong câu không bằng nhau, tuy vậy, xét về mặt từ loại và cú pháp, vẫn có thể đối rất chỉnh.

Trả lời:

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ; thiếu tiểu đối với lãovô cải đối với tồi. Tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu và lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải và tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.

Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nói hương âm vô cải là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương).

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment