X

Giải câu 2 (Trang 114 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Giải câu hỏi 2 (Trang 114 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1) – Phần soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần hai: Tác phẩm, trang 109 – 114 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1.

Đề bài:

Câu 2. Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?

Trả lời:

Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên:

a) Qua lời của người ở lại:

Thiên nhiên Việt Bắc:

– “Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù” nhịp thơ 4/4, biện pháp đối có tính chất bổ sung, khái quát sự khắc nghiệt của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trở thành thứ lửa tô luyện bản lĩnh và đúc lên khối tình nghĩa sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến.

– Nhớ về những ngày ở chiến khu “Miếng cơm… vai”

  • Vế 1: diễn tả cuộc sống gian khổ, thiếu thốn.
  • Vế 2: cả hai cùng chung mối thù giai cấp, thù dân tộc, chung chí hướng cao đẹp.

→ Những ngày ở chiến khu thật gian nan nhưng sâu nặng, nghĩa tình.

– Nhớ về con người Việt Bắc: thủ pháp nghệ thuật đối:

  • Lau xám >< lòng son.
  • Hắt hiu >< đậm đà.

→ Nhằm tô đậm tấm lòng thủy chung, son sắt của con người Việt Bắc với cách mạng, kháng chiến, nhớ về những ngày đầu xây dựng căn cứ cách mạng: “Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh” – giai đoạn gian khổ mà hào hùng, đánh dấu sự lớn mạnh của cách mạng và kháng chiến, nhớ về Việt Bắc là nhớ về chính mình:

“Mình đi mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”

b) Qua lời của người ra đi: Kỉ niệm sâu nặng về thiên nhiên và con người Việt Bắc trong những ngày kháng chiến.

Thiên nhiên Việt Bắc: Được hiện lên qua nỗi nhớ của người ra đi:

– Nhớ về thiên nhiên Việt Bắc ở những thời điểm khác nhau: “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”.

– Nhớ về thiên nhiên Việt Bắc ở những không gian khác nhau:

  • Rừng nứa bờ tre.
  • Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê…

→ Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người miền xuôi với những gì cụ thể nhất, thân thiết nhất. Qua đó thấy được tình cảm thủy chung của con người Việt Bắc, của người cán bộ kháng chiến với quê hương cách mạng.

– Nhớ về con người Việt Bắc:

  • Những người chia ngọt sẻ bùi với cán bộ cách mạng.
  • Nhớ về bà mẹ Việt Bắc: tần tảo, giàu đức hi sinh.
  • Nhớ về không gian sinh hoạt của con người thời kháng chiến: “Nhớ sao lớp học i tờ…”
  • Nhớ về nhịp sống ngàn đời của họ: “Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều…”

→ Những chuỗi âm thanh ấy gợi ra cuộc sống yên bình, hạnh phúc của nhân dân Việt Bắc.

– Tuyệt vời nhất là nhớ về thiên nhiên hài hòa với con người Việt Bắc:

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về tớ nhớ những hoa cùng người…”

→ Cảnh và người ở mỗi cặp câu lại có sắc thái riêng theo từng mùa tạo nên bức tranh từ bình dị về hoa và người Việt Bắc: cảnh vật hiện lên như một bức tranh tứ bình với đủ bốn mùa, trong đó mỗi mùa lại có những nét đặc sắc riêng.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment