Giải câu hỏi 2 – Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? (Trang 15 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1) – Phần soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trang 14 – 15 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1.
Đề bài:
Câu 2. Anh (chị) vừa học bài Tổng quan văn học Việt Nam. Hãy cho biết:
a) Thông qua văn bản đó, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? (Ai viết? Ai đọc? Đặc điểm của các nhân vật đó về lứa tuổ, vốn sống, trình độ hiểu biết, nghề nghiệp,…?)
b) Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào? (Hoàn cảnh có tổ chức, có kế hoạch của giáo dục nhà trường, hay là hoàn cảnh giao tiếp ngẫu nhiên, tự phát hằng ngày…?)
c) Nội dung giao tiếp (thông qua văn bản đó) thuộc lĩnh vực nào? Về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào?
d) Hoạt động giao tiếp thông qua văn bản đó nhằm mục đích gì (xét từ phía người viết và từ phái người đọc)?
e) Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản có đặc điểm gì nổi bật? (Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học nào? Văn bản có kết cấu rõ ràng với các đề mục lớn nhỏ thể hiện tính mạch lạc, chặt chẽ ra sao?)
Trả lời:
a) Các nhân vật giao tiếp:
+ Tác giả bài viết, người có vốn hiểu biết sâu rộng, có trình độ chuyên môn về văn học.
+ Người học: học sinh lớp 10.
b) Hoàn cảnh giao tiếp: có tổ chức, có kế hoạch của giáo dục nhà trường, diễn ra trong lớp học.
c) Nội dung giao tiếp: thuộc lĩnh vực văn học, cụ thể là văn học sử, về tổng quan nền văn học Việt Nam, bao gồm những bộ phận và tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.
d) Mục đích giao tiếp:
→ Đối với người viết: cung cấp tri thức về tổng quan nền văn học Việt Nam cho học sinh.
→ Đối với người đọc, người học: hiểu biết thêm về tổng quan nền văn học Việt nam.
e) Đặc điểm về ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản: dùng nhiều ngôn ngữ thuộc ngành văn học, có kết cấu rõ ràng, bao gồm những mục lớn nhỏ mạch lạc, có nhấn nhá, điểm diện.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment