Giải câu 2 – Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt (Trang 65 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giải câu hỏi 2 – Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt (Trang 65 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt trang 65 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.

Đề bài:

Câu 2. Về từ ngữ

a) Hãy phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong các câu sau:

– Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.
– Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng.
– Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần.
– Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.

b) Lựa chọn những câu dùng từ đúng trong các câu sau:

– Anh ấy có một yếu điểm: không quyết đoán trong công việc.
– Điểm yếu của họ là thiếu tinh thần đoàn kết.
– Bọn giặc đã ngoan cố chống trả quyết liệt.
– Bộ đội ta đã ngoan cường chiến đấu suốt một ngày đêm.
– Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh, cho nên có thể nói đó là thứ tiếng rất linh động, phong phú.

Trả lời:

a) Chữa lỗi: các bạn so sánh các từ in đậm bên dưới với SGK để phát hiện từ sai

– Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót.

– Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền thụ.

– Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần. Câu này sai về kết hợp từ, chỉ có thể nói hoặc viết là “mắc các bệnh truyền nhiễm”, không thể nói hoặc viết là “chết các bệnh truyền nhiễm”, cần chữa là: “Số người mắc và chết vì các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần“.

– Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt. Câu này sai về kết hợp từ: “bệnh nhân được pha chế điều trị” là sai; phải nói hoặc viết là “bệnh nhân được điều trị” mới đúng. Có thể chữa lại là “Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa dược đã pha chế“.

b) Lựa chọn những câu dùng từ đúng:

– Anh ấy có một yếu điểm: không quyết đoán trong công việc.

– Điểm yếu của họ là thiếu tinh thần đoàn kết.

– Bọn giặc đã ngoan cố chống trả quyết liệt.

– Bộ đội ta đã ngoan cường chiến đấu suốt một ngày đêm.

– Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh, cho nên có thể nói đó là thứ tiếng rất linh động, phong phú.

Gợi ý:

– Các câu thứ hai, thứ ba, thứ tư đúng.

– Câu thứ nhất sai từ “yếu điểm”, chữa thành “điểm yếu“.

– Câu thứ năm sai từ “linh động”, chữa thành “sinh động“.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status