Giải câu 2 – Phương pháp (trang 77 – 78 SGK ngữ văn 11 tập 1)

Giải câu hỏi 2 – Phương pháp (Trang 77 – 78 SGK ngữ văn lớp 11 tập 1) – Phần soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam trang 76 – 78 SGK ngữ văn lớp 11 tập 1.

Đề bài:

Câu 2. Một trong những phương pháp học văn học trung đại Việt Nam là phải nắm được đặc điểm của bộ phận văn học này để từ đó đi sâu tìm hiểu những tác phẩm, trích đoạn cụ thể. Văn học trung đại có những đặc điểm riêng về tư duy nghệ thuật quan niệm thẩm mĩ, bút pháp nghệ thuật, thể loại văn học…

a) Tư duy nghệ thuật: thường nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành công thức.

Anh (chi) hãy chỉ ra những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo trong tính quy phạm ở bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (chú ý cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần điệu,…).

b) Quan niệm thẩm mĩ: hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng những điển tích, điển cố, những thi liệu Hán học.

Hãy chỉ ra một số điển ‘tích, điển cố trong các trích đoạn Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát), Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) mà anh (chị) đã học, đồng thời phân tích cái hay của việc sử dụng những điển tích, điển cố đó.

c) Bút pháp nghệ thuật: thiên về bút pháp ước lệ, tượng trưng.

Bút pháp tượng trưng được thể hiện như thế nào trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát?

d) Thể loại: giữ vai trò quan trọng trong văn học trung đại. Anh (chị) cần đọc phần Tiểu dẫn để nắm vững tác phẩm thuộc thể loại văn học nào. Những đặc trưng cơ bản của thể loại văn học đó là gì?

– Hãy nêu một số tác phẩm văn học trung đại mà tên thể loại gắn liền với tên tác phẩm.

– Đặc điểm về hình thức nghệ thuật của thơ Đường luật? Tính chất đối được thể hiện như thế nào trong bài thơ thất ngôn bát cú? Tác dụng của nghệ thuật đối trong thơ Đường luật? Hãy phân tích một số dẫn chứng để minh hoạ.

– Nêu những đặc điểm của thể loại văn tế. Đặc điểm đó được thể hiện như thế nào ở Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)?

– Nêu những đặc điểm của thể hát nói. Đặc điểm đó được thể hiện như thế nào ở Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)?

Trả lời:

a) Tư duy nghệ thuật

-Tính quy phạm: thể hiện rõ nhất trong bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến là ở việc sử dụng các chất liệu quen thuộc như: trời thu xanh, lá thu vàng và hình ảnh con người trầm tư, buồn lặng.

– Sự sáng tạo của bài thơ thể hiện ở cảnh thu mang những nét riêng của mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ: chiếc ao làng sóng hơi gợn, nước trong veo, lạnh lẽo, lối vào ngõ trúc quanh co…Đặc biệt cách gieo vần độc đáo “eo” gợi cảm giác không gian ngoại cảnh và tâm cảnh như đang thu hẹp, nhỏ dần, khép kín.

b) Quan niệm thẩm mĩ

Các điển tích, điển cố:

Trích đoạn Lẽ ghét thương (trích Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)

– Kiệt, Trụ, U, Lệ, Ngũ bá : Là những triều đại trong lịch sự Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn → Nhấn mạnh sự khinh ghét của ông Quán với loại người này, từ số nói rõ quan điểm về “ghét” của ông quán.

– Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Đổng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc -→ Là những điển tích về những người có tài đức nhưng lại phải chịu một cuộc đời vất vả, bị gièm pha, bị người hại → Nhấn mạnh tấm lòng của ông Quán về thương yêu con người.

Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

– Phơi phới ngọn đông phong, phường Hàn Dũ… nhằm lên cái thú tiêu dao của một người sống ngoài vòng danh lợi, đồng thời cũn g là để khẳng định sự ngất ngưởng của mình, đặt mình với những bậc tiền bối ngày xưa…

Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Cao Bá Quát)

– Ông tiên ngũ kĩ, danh lợi…. là những điển tích, điển cố, những thi liệu hán được Cao Bá Quát dùng để bộc lệ sự chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đồng thời thể hiện niềm khao khát đổi thay cuộc sống.

c) Bút pháp nghệ thuật

Trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát), bút pháp tượng trưng đã được nhà thơ sử dụng khá hiểu quả. Bãi cát là hình ảnh tượng trưng cho con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ. Những người tất tả đi trên bãi cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì công danh mà chạy ngược, chạy xuôi. Hình ảnh con đường cùng ấy có ý nghĩa tượng trưng cho con đường công danh, con đường vô nghĩa. Con đường ấy không thể giúp ông đạt được lí tưởng cao đẹp của mình.

d) Thể loại

Các tác phẩm mà tên thể loại gắn liền với tác phẩm:

– Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (văn tế).

– Bài ca ngất ngưởng (hát nói).

– Chiếu dời đô (chiếu).

– Bình Ngô đại cáo (cáo).

Đặc điểm và hình thức nghệ thuật của thơ Đường luật:

Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục.Điều căn bản của luật thơ Đường luật là đối, đó là hai nguyên tắc đối âm và đối ý, nghĩa là lần lượt những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,… của câu trên phải đối với các chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,… của câu dưới cả về âm và ý. Nhưng làm được như thế thì rất khó, vì vậy người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật).

Đặc điểm của thể loại văn tế:

Văn tế: là loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất, văn tế thường có nội dung cơ bản, kể lại cuộc đời công đức phẩm hạnh của người đã mất và bày tỏ tấm lòng xót thương sâu sắc.

Văn tế có thể được viết theo nhiều thể: văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú,… Bố cục của bài văn tế thường gồm bốn đoạn: lung khởi, thích thực, ai vãn và kết. Giọng điệu chung của bài văn tế nói chung là lâm li, thống thiết, sử dụng nhiều thán từ và những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh.

Đặc điểm của thể loại hát nói:

Thể thơ hát nói là văn bản ngôn từ, phần lời ca của bài hát nói. Hát nói là làn điệu chủ đạo của lối hát ca trù (còn gọi là hát ả đào, hát nhà trò, hát nhà tơ, …) Thơ hát nói có những đặc điểm sau:

+ Nội dung: chứa những tư tưởng tình cảm tự do phóng khoáng.

+ Hình thức: tự do, vần nhịp tự do, lời thơ mang ngữ điệu nói với giọng buông thả tự do.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status