Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 32 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Giải câu hỏi 2 – Luyện tập (Trang 32 SGK ngữ văn 8 tập 2) – Phần soạn bài Câu cầu khiến trang 32 SGK ngữ văn lớp 8 tập 2.

Đề bài:

Bài 2. Trong những đoạn trích sau, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.

a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.

– Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

c) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm, đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, hét lên:

– Đưa tay cho tôi mau!

Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:

– Cầm lấy tay tôi này!

Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […].

(Theo Ngữ văn 6, tập một)

Trả lời:

a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

-> Từ cầu khiến “đi”, vắng chủ ngữ.

b) Các em đừng khóc.

-> Từ cầu khiến “đừng”, có chủ ngữ “em”.

c) Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!

-> Ngữ điệu khẩn trương, gấp gáp. Khuyết chủ ngữ.

-> Sự có mặt hay vắng mặt của chủ ngữ liên quan tới hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến.

+ Có chủ ngữ câu cầu khiến lịch sự hơn, rõ ràng hơn.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status