Giải câu hỏi 2 – Luyện tập (Trang 194 SGK ngữ văn 9 tập 1) – Phần soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự trang 192 – 194 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1.
Đề bài:
Bài 2. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
a) So với đoạn trích ở mục I (trong Lặng lẽ Sa Pa), cách kể ở Đoạn trích này có gì khác? Hãy làm sáng tỏ bằng việc trả lời các câu hỏi sau: Người kể chuyện ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?
b) Chọn một trong ba nhân vật (người họa sĩ già, anh thanh niên hoặc cô kĩ sư nông nghiệp) là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất.
Trả lời:
a. – Trong đoạn trích này, người kể chuyện trực tiếp xuất hiện, xưng “tôi” là nhân vật – cậu bé. Kể theo ngôi thứ nhất – “tôi”.
– Ưu điểm: người kể có điều kiện tự giãi bày sâu sắc hơn tâm trạng, cảm nhận của nhân vật.
– Hạn chế : Người kể là “tôi” cho nên dễ rơi vào đơn điệu, không tạo ra được sự linh hoạt, đa dạng trong giọng kể, bị hạn chế về không gian, thời gian, sự việc.
b. Kể theo điểm nhìn của cô gái:
– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Tôi cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để tôi khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho tôi. Tôi ngượng ngùng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
– Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà hoạ sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt tôi từ biệt. Tôi chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Tôi nhìn thẳng vào mắt anh, có lẽ sẽ không bao giờ gặp lại nữa.
– Chào anh.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment