Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 150 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giải câu hỏi 2 – Luyện tập (Trang 150 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Ôn tập phần làm văn trang 150 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.

Đề bài:

Câu 2.

Hãy lập tóm tắt nội dung các bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10, tập một) ; Truyện Kiều (Phần một: Tác giả) và bài Văn bản văn học (Ngữ văn 10, tập hai).

Trả lời:

a) Văn học dân gian là gì?

– Là văn học truyền miệng, do nhân dân lao động sáng tác và lưu truyền, phục vụ các sinh hoạt khác nhau của cộng đồng.

b) Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian?

– Tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành.

c) Các thể loại của văn học dân gian?

– 12 thể loại chính: thần thoại, sử thi, truyền thuyết,…

d) Những giá trị cơ bản của văn học dân gian:

– Kho tri thức bách khoa của nhân dân các dân tộc.

– Giáo dục đạo lí làm người.

– Giá trị nghệ thuật: văn học dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc.

* Truyện Kiều (Phần một: Tác giả):

a) Thân thế, sự nghiệp: Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to. Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhà Lê sụp đổ (1789), Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thìa bao nỗi ấn lạnh kiếp người, Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại. Ông từng làm quan cho nhà Nguyễn (1802) tới chức Học sĩ điện cần Chánh, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc… Nhưng có những mâu thuẫn phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch.

b) Các sáng tác chính: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục (Chữ Hán), Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh (Chữ Nôm)…

c) Giá trị tư tưởng, nghệ thuật trong các sáng tác.

– Giá trị tư tưởng:

+ Giá trị hiện thực (Phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn sâu sắc; tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê gớm của đồng tiền…).

+ Giá trị nhân đạo (Niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người; cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn; ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng của họ đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu, công lí,..,).

– Giá trị nghệ thuật: thơ chữ Hán giản dị mà tinh luyện, tài hoa; thơ Nôm đạt tới đỉnh cao rực rỡ; đóng góp lớn cho sự phát triển tiếng Việt.

d) Đánh giá chung về thiên tài Nguyễn Du: một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Thời đại, hoàn cảnh gia đình và năng khiếu bẩm sinh đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du. Tư tưởng bao trùm là chủ nghĩa nhân đạo.Thơ ông kết tinh những thành tựu văn hoá dân tộc. Truyện Kiều là một kiệt tác…

* Văn bản văn học:

a) Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học

– Văn bản văn học đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

– Văn bản văn học xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.

– Mỗi văn bản văn học thuộc về một thể loại nhất định và theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.

b) Cấu trúc của văn bản văn học:

– Tầng ngôn từ: là bước thứ nhất cần phải vượt qua để đi vào chiều sâu của văn bản.

– Tầng hình tượng : được sáng tạo trong văn bản nhờ những chỉ tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng tùy quy mô văn bản và thể loại mà có sự khác nhau.

– Tầng hàm ý: là những điều nhà văn muốn tấm sự, những thể nghiệm về cuộc sống, những quan niệm về đạo đức xã hội, những hoài bão,…

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status