Giải câu hỏi 2 – Luyện tập (Trang 114 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1) – Phần soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần hai: Tác phẩm, trang 109 – 114 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1.
Đề bài:
Bài 2. Chọn trong đoạn trích hai đoạn tiêu biểu:
– Một đoạn về vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc.
– Một đoạn về khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến.
Phân tích một trong hai đoạn đó.
Trả lời:
Gợi ý: Chọn đoạn thơ tiêu biểu nói về cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu: Từ câu “Những đường Việt Bắc của ta” đến câu “Vui lên Việt Bắc, đè: De, núi Hồng”.
Học sinh cần trình bày được những nội dung sau:
a) Giới thiệu vị trí của đoạn miêu tả khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc:
– Bài thơ Việt Bắc là những hồi tưởng của người kháng chiến về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiêt với Việt Bắc, là khúc tình ca và cũng là bản anh hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và những con người kháng chiến.
– Sau khi hồi tưởng về thiên nhiên và con người Việt Bắc, bài thơ dẫn người đọc vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với không gian núi rừng rộng lớn, với những hoạt động tấp nập, hào hùng. Một Việt Bắc hùng tráng trong chiến đấu.
b) Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu:
– Đoạn thơ khắc hoạ bức tranh toàn cảnh quân dân ta ra trận chiến đấu với khí thế hào hùng, sôi sục, khẩn trương, không gian rộng lớn, thời gian đằng đẵng – trường kì, các từ láy giúp người đọc hình dung ra nhịp độ khẩn trương, gấp gáp và một sức mạnh tổng hợp làm rung chuyển cá mặt đất.
– Hình ảnh bộ đội hành quân ra trận vừa hào hùng, vừa lãng mạn: đoàn quân đi như những đợt sóng dâng trào mạnh mẽ. Ánh sao đầu súng vừa là một hình ảnh hiện thực vừa là hình ảnh ẩn dụ: ánh sao của lí tưởng soi đường chỉ lối cho những người chiến sĩ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc.
– Núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya, cùng hành quân với những đoàn dân công phục vụ chiến đấu, hình ảnh đuốc sáng soi đường trong đêm, những bước chân hành quân… Hình ảnh cả Việt Bắc ra trận mang âm hưởng anh hùng ca, mang dáng vẻ của một sử thi hiện đại, những hình ảnh cường điệu: bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay… khẳng định ý chí phi thường, sức mạnh to lớn của toàn dân trong kháng chiến.
Hai câu thơ cuối khẳng định niềm lạc quan tin tưởng vững chắc vào ngày chiến thắng của dân tộc ta. (HS phân tích hình ảnh đối lập trong hai câu thơ: thăm thẳm sương dày – “ánh sáng ngày mai lên”)
c) Đoạn thơ vừa mang đậm chất sử thi hào hùng vừa giàu tính lãng mạn tượng trưng đã diễn tả thành công khí thế kháng chiến ở Việt Bắc, qua đó, nhà thơ muốn khắc họa sâu sắc hình ảnh dân tộc Việt Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, đầy gian khổ hi sinh nhưng nhất định sẽ thắng lợi.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment