Giải câu 2 – Hoán dụ (Trang 137 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Giải câu hỏi 2 – Hoán dụ (Trang 137 SGK ngữ văn 10 tập 1) – Phần soạn bài Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ trang 135 – 137 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1.

Đề bài:

Thôn Đoại ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đòai nhớ trầu không thôn nào.

(Nguyễn Bính, Tương Tư)

a) Câu thơ trên có cả hoán dụ và ẩn dụ. Anh (chị) hãy phân biệt hai phép tu từ đó.

b) Cùng bày tỏ nỗi nhớ người yêu, nhưng câu Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông khác với câu ca dao Thuyền ơi có nhớ bến chăng… ở điểm nào?

Gợi ý: Ẩn dụ “cau thôn Đoài” và “trầu không thôn nào” tuy được dùng trong một câu hỏi lấp lửng (câu hỏi tu từ) nhưng lại ám chỉ người thôn Đoài và thôn Đông. Đây là cách diễn đạt phù hợp với tâm trạng của người đang yêu, phù hợp với cách nói lấp lửng, bóng gió trong tình yêu đôi lứa.

Trả lời:

a) Nguyễn Bính viết:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?

– Phép hoán dụ: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông. Dùng “thôn Đoài” để chỉ người ở thôn Đoài, “thôn Đông” để chỉ người ở thôn Đông (lấy tên địa danh để chỉ người ở địa danh đó).

– Phép ẩn dụ: “Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”. Dùng hình ảnh cau và trầu để chỉ hai nhân vật trữ tình đang yêu nhau, bởi vì mối quan hệ giữa hai người yêu nhau cũng có những nét tương đồng với mối quan hệ giữa trầu và cau, đều là mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời và khi kết hợp lại thì rất thắm thiết. Cách nói lấp lửng trầu không thôn nào thực chất là ám chỉ người ở thôn Đông. Nó tạo cho câu thơ nét duyên dáng, ý nhị.

b) Cùng là bày tỏ nỗi nhớ người yêu nhưng nếu câu ca dao “Thuyền ơi có nhớ bến chăng…?” sử dụng những liên tưởng có phần mòn sáo thì câu thơ của Nguyễn Bính (Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông) lại có những liên tưởng vô cùng mới mẻ. Những liên tưởng này tạo ra nét đẹp riêng và sự thích thú, hấp dẫn cho mỗi câu thơ.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status