Giải câu hỏi 2 – Cách xây dựng lập luận (Trang 110 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Lập luận trong văn nghị luận trang 109 – 111 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.
Đề bài:
Câu 2. Tìm luận cứ
Để làm sáng tỏ cho luận điểm, làm cho người đọc hiểu, tin vào tính đúng đắn của nó, người viết phải đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, tức là tìm các luận cứ cho luận điểm. Đọc lại đoạn văn lập luận ở mục I, văn bản Chữ ta ở mục II và thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:
a) Tìm các luận cứ cho mỗi luận điểm.
b) Cho biết đâu là luận cứ lí lẽ, đâu là bằng chứng thực tế.
Trả lời:
a) Luận cứ của đoạn trích “Thư dụ Vương Thông lần nữa”:
– Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế.
– Được thời có thế thì biến mất làm còn.
– Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu.
* Luận cứ của văn bản “Chữ ta”:
– Luận điểm 1: Tiếng nước ngoài đang “lấn lướt” tiếng ta trên các biển hiệu, quảng cáo
+ Ở Hàn Quốc, khắp nơi đều có quảng cáo nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh.
+ Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh nếu có thì chỉ in nhỏ và đặt dưới chữ quốc ngữ.
+ Đi đâu cũng nổi bật biển hiệu chữ Triều Tiên.
+ Ở một vài thành phố ở nước ta nhìn đâu cũng thấy tiếng Anh…. có lúc ngỡ như lạc sang một nước khác.
– Luận điểm 2: Các trường hợp báo chí lạm dụng tiếng nước ngoài gây thiệt thòi thông tin cho người đọc
+ Báo chí ở Hàn Quốc có nhiều loại, có báo in bằng tiếng nước ngoài rất đẹp, nhưng hầu hết các tờ báo tiếng mẹ đẻ thì ít có tiếng nước ngoài.
+ Ở ta, báo chí lạm dụng tiếng nước ngoài khiến cho người đọc trong nước bị thiệt mấy trang thông tin.
b)
– Các luận cứ ở đoạn trích “Thư dụ Vương Thông lần nữa” đều là luận cứ lí lẽ.
– Các luận cứ ở văn bản “Chữ ta” đều là bằng chứng thực tế, là những điều người viết mắt thấy tai nghe khi đi công tác ở Xê-un viết lại.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)