Giải câu hỏi 11 – Phương pháp ôn tập (Trang 215 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1) – Phần soạn bài Ôn tập phần văn học trang 213 – 215 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1.
Đề bài:
Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ Dọn về làng (Nông Quốc Chấn), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Đò Lèn
(Nguyễn Duy) và Bác ơi! (Tố Hữu).
Trả lời:
Đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuât của các bài thơ:
* Dọn về làng (Nông Quốc Chấn):
– Nội dung:
+ Miêu tả chân thực về nỗi khổ của nhân dân.
+ Tố cáo tội ác tàn bạo của thực dân Pháp.
– Nghệ thuật:
+ Lối diễn đạt giản dị, nhưng dễ hiểu, thể hiện chân thực, đằm thắm của con người miền núi.
+ Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh: Người đông như kiến, súng đầy như cửi,…
* Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên):
– Nội dung: Khát vọng và niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trổ về với nhân nhân, đất nước → cuội nguồn sáng tạo nghệ thuật.
– Nghệ thuật: Sáng tạo hình ảnh, liên tưởng bất ngờ, cảm xúc gắn với suy tưởng, triết lí.
* Đò lèn (Nguyễn Duy):
– Nội dung: Người cháu nhớ lại hình ảnh lam lũ, tần tảo giữa cuộc sống thường nhật của người bà bên cạnh sự vô tư của người cháu.
– Nghệ thuật: Sự thức tỉnh của người cháu trước quy luật đơn giản mà nghiệt ngã của cõi đời đề càng đau đớn, xót thương vì bà.
Nghệ thuật: khai thác tối đa thủ pháo đối lập, ngôn ngữ tự nhiên, giản dị.
* Bác ơi (Tố Hữu)
– Nội dung: Thông qua tiếng khóc đau xót, bài thơ đã khắc họa hình tượng Bác Hồ – một con người sống có lí tưởng cao cả, giàu tình nhân ái, ân nghĩa, khiêm tốn, giản dị. Bài thơ cũng là sự bày tỏ tình cảm của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác.
– Nghệ thuật: viết theo thể thơ tám tiếng, sử dụng nhiều biện pháp tư từ như so sánh, ẩn dụ, giọng điệu trữ tình đặc trưng.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment