X

Giải câu 1 – Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận (Trang 96 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Giải câu hỏi 1 – Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận (Trang 96 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2) – Phần soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận trang 96 – 99 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2.

Đề bài:

Câu 1. Tìm hiểu văn bản chính luận

Văn bản chính luận thời xưa viết theo các thể hịch, cáo, thư, sách, chiếu, biểu,… chủ yếu bằng chữ Hán. Sách giáo khoa Ngữ văn 11 chỉ xem xét văn bản chính luận hiện đại.

Văn bản chính luận hiện đại bao gồm : các cương lĩnh ; tuyên bố ; tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu ; các bài chính luận, xã luận ; các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị,…

Đọc các đoạn trích trong các văn bản chính luận sau và tìm hiểu về:

– Thể loại của văn bản

– Mục đích viết văn bản

– Thái độ, quan điểm của người viết đối với những vấn đề được đề cập đến.

a) Tuyên ngôn

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hành phúc.”

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là : tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

[…]

(Hồ Chí Minh)

b) Bình luận thời sự

CAO TRÀO CHỐNG NHẬT, CỨU NƯỚC

Ngày 9 – 3 – 1945, ở Đông Dương, phát xít Nhật quật thực dân Pháp xuống chân đài chính trị. Không đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ, trong các thành phố lớn, thực dân Pháp đều hạ súng xin hàng. Nhiều đội quân của Pháp nhằm biên giới cắm đầu chạy. Riêng ở Cao Bằng và Bắc Cạn, một vài đội quân của Pháp định thống nhất hành động với Quân Giải Phóng Việt Nam chống Nhật. Ở Bắc Can, họ đã cùng ta tổ chức “Ủy ban Pháp – Việt chống Nhật”. Nhưng không bao lâu họ cũng bỏ ta chạy sang Trung Quốc. Có thể nói là quân Pháp ở Đông Dương đã không kháng chiến và công cuộc kháng chiến ở Đông Dương là công cuộc duy nhẩt của nhân dân ta. […]

c) Xã luận

VIỆT NAM ĐI TỚI

Khắp non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới. Sinh khí ây đang biểu hiện trên khuôn mặt từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên những cánh đồng, công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu đầu sóng ngọn gió,…

Rạo rực đất trời, rạo rực lòng người! […]

Đất nước đang căng tràn sức xuân trong ý chí và khát vọng vươn tới của 80 triệu người con đất Việt. Nguồn sinh lực được kết tụ và nhân lên trong xuân Giáp Thân đang hứa hẹn tạo ra một sức băng lướt mới trên con đường dài xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Xuân mới, thế và lực mới, chúng ta tự tin đi tới!

Trả lời:

a) Đoạn trích: Tuyên ngôn độc lập

– Thể loại: Tuyên ngôn, tuyên bố.

– Mục đích: nhằm trình bày quan điểm chính trị của một đảng phái hay quốc gia nhân dịp một sự kiện trọng đại.

– Phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập (đoạn trích SGK) cũng là luận cứ của văn bản. Trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng khá nhiều thuật ngữ chính trị, so với trình độ dân trí lúc bấy giờ (1945) không thể hiểu: nhân quyền, dân quyền, bình đẳng, tự do, … Đáng chú ý là tác giả đã mạnh dạn sử dụng các thuật ngữ như quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, …

– Câu văn trong đoạn cũng rất mạch lạc, với các kết cấu cụm từ: trong những quyền ấy, suy rộng ra, … có nghĩa là. Câu kết chuyển ý mạnh mẽ, dứt khoát khẳng định: đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

b) Đoạn trích: Cao trào chống Nhật cứu nước

– Thể loại: Bình luận thời sự.

– Đoạn trích SGK, Trường Chinh chỉ rõ kẻ thù lúc này của nhân dân ta là phát xít Nhật và khẳng định dứt khoát: bọn Pháp thực dân không còn là đồng minh chống Nhật của chúng ta nữa.

– Trong đoạn trích tác giả dùng nhiều từ ngữ để gọi “lực lượng Pháp ở Đông Dương” như: thực dân Pháp, quân Pháp ở Đông Dương, … Mỗi cách gọi này đều biểu lộ một thái độ chính trị riêng.

+ thực dân Pháp: chỉ kẻ thù trước khi Nhật đảo chính.

+ nhiều quân đội Pháp: khi người Pháp tỏ ý hợp tác với Việt Mình để chống Nhật.

– Câu văn trong bình luận sắp xếp chặt chẽ, logic, theo trật tự quy nạp.

c) Đoạn trích: Việt Nam đi tới

– Thể loại: Xã luận -> trên báo

– Phân tích những thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Từ đó nêu những triển vọng tốt đẹp của Cách mạng trong thời gian tới.

– Giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ, điệp từ, điệp ngữ, sóng đôi, …

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Ngọc Trinh:
Leave a Comment