X

Giải câu 1 (Trang 88 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giải câu hỏi 1 (Trang 88 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm) trang 86 – 88 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.

Đề bài:

Câu 1. Hãy chỉ ra các yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng người chinh phụ và ý nghĩa diễn tả nội tâm của các yếu tố đó.

Trả lời:

Hai khổ thơ đầu vẽ lên hình ảnh người chinh phụ lẻ loi ở mọi nơi, mọi lúc: lẻ loi trong căn phòng vắng, lẻ loi cả khi bước ra ngoài, lẻ loi ban ngày và lẻ loi, cỏ độc hơn trong cảnh đêm khuya. Người chinh phụ hết đứng lại ngồi, dạo quanh “hiên vắng”, “gieo” từng bước nặng nề, tấm rèm thưa hết buông xuống (rủ) lại cuộn lên (thác) nhiều lần, đặc biệt hình ảnh đối bóng với ngọn đèn trong căn phòng vắng đã cực tả cảnh lẻ loi, đơn chiếc. Hai khổ thơ kết thúc bằng một câu cảm thán với hai hình ảnh: “hoa đèn’’ và “bóng người”.

“Hoa đèn kia với bóng người khá thương”

Hai khổ thơ; khổ ba và khổ bốn tiếp tục khắc hoạ diễn biến tâm trạng người chinh phụ. Tác giả xếp hai cảnh lẻ loi: ban đêm (Gà eo óc gáy sương năm trống) và ban ngày (Hòa phất phơ rủ bóng bốn bên) cạnh nhau gợi cảnh lẻ loi, nỗi thất vọng triền miên, dằng dặc. Điểu đó càng được tô đậm hơn bằng hai hình ảnh so sánh. “Khắc chờ đằng đẵng như niên” và “mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”. Một so sánh với chiều dài thời gian và một so sánh với chiều rộng không gian. Hai từ láy “đằng đẵng”, “dằng dặc” càng như kéo dài, mở rộng nỗi cô đơn sầu muộn đến muôn trùng.

Khổ thơ thứ tư diễn tả những gắng gượng của người chinh phụ mong thoát khỏi vòng vây cô đơn nhưng không thoát nổi (gượng đốt hương, gượng soi gương, gượng gảy khúc “sắt cầm”), nước mắt cứ đầm đìa. Những chữ “gượng” thật nặng nề, nghe thật xót xa, tội nghiệp.

Bước sang khổ thơ thứ năm và khổ thơ thứ sáu, tác giả đặt nhân vật trữ tình trong không gian có ý nghĩa phóng dụ “gió đông”, “non yên”, “đường lên bằng tròi”… Tứ thơ toát ra khỏi căn phòng nhỏ hẹp, vươn ra không gian bát ngát, “thăm thẳm”. Những vần thơ “mênh mông vô tận như khối sầu tựa ngàn xưa” (Đặng Thai Mai). Thần sắc đoạn thơ tập trung ở những từ láy “đằng đẵng”, “thăm thẳm”, “đau đáu”, “thiết tha”, nỗi nhớ vì thế có chiều dài, độ cao, độ sâu, có một mỏi héo mòn, có vời vợi mênh mang, có lo lắng day dứt và có chà xát, cắt cứa đến đau đớn. Đoạn thơ diễn tả trực tiếp nội tâm nhân vật trữ tình. Cách điệp vần, điệp liên hoàn cộng hưởng với không gian và tâm trạng tạo âm hưởng lan toả triền miên, không dứt, nỗi buồn như ôm trùm cả vũ trụ khôn cùng…

Hai câu cuối đoạn miêu tả cảnh cành cây ướt đẫm sương đêm, tiếng côn trùng rên rỉ phun lên từ ruột đất. Người chinh phụ lọt thỏm vào đêm. Cảnh sương tuyết gió mưa buốt giá đồng hành với nỗi buốt giá lạnh lẽo của lòng người.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Ngọc Trinh:
Leave a Comment