Giải câu hỏi 1 (Trang 30 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập” – (Hoàng Đức Lương) trang 30 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.
Đề bài:
Câu 1. Theo Hoàng Đức Lương, có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau? Cho biết nghệ thuật lập luận của tác giả.
Trả lời:
a) Trong phần đầu của bài tựa, tác giả trình bày bốn lí do chủ quan khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời:
– Lí do thứ nhất: Chỉ có thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp của thi ca. Có thể đặt tên cho lí do này là “ít người am hiểu”
– Lí do thứ hai: Người có học thì bận rộn chốn quan trường hoặc lận đận trong khoa cử, ít để ý đến thơ ca. Có thể đặt tên cho lí do này là: “Danh sĩ bận rộn”.
– Lí do thứ ba: Có người quan tâm đến thơ ca nhưng không đủ năng lực và kiên trì, Có thể đặt tên cho lí do này là: “Thiếu người tâm huyết”.
– Lí do thứ tư: Triều đình chưa quan tâm. Có thể đặt tên cho lí do này là: “Chưa có lệnh vua”…
Lí do thuộc về khách quan
– Thời gian làm hủy hoại sách vở: “trải qua triều đại lâu dài … tan nát trôi chìm”.
– Chiến tranh, hỏa hoạn làm sách vở rách nát, mai một: “… trải qua mấy lần binh lửa … rách nát tan tành”.
b) Nghệ thuật lập luận
– Nghệ thuật liên tưởng, so sánh thơ văn như khoái trá, gấm vóc, sắc đẹp ngoài sắc đẹp, …
– Phương pháp lập luận quy nạp.
– Dùng câu hỏi tu từ: Làm sao giữ mãi … được mà không …
– Lập luận chặt chẽ, trình bày luận điểm rõ ràng, mạch lạc và khúc chiết.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment