Giải câu 1 (trang 211 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Giải câu hỏi 1 (Trang 211 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1) – Phần soạn bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận trang 211 – 212 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1.

Đề bài:

Phát hiện và phân tích các lỗi tập luận trong những đoạn văn sau:

a) Giá trị quan trọng nhất của văn học dân gian là giá trị nhận thức. Văn học dân gian chứa đựng một lượng kiến thức khổng lồ, phong phú về tự nhiên và đời sống xã hội. Những câu tục ngữ, ca dao dừa cung cấp cho chúng ta những hiếu biết, những kinh nghiệm sống, vừa tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người. Ví dụ như câu: chuồn chuồn bay thấp thì mưa – Bay cao thì nặng, bay vừa thì râm – là một cách dự báo thời tiết của nhân dân ta.

b) Người thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long không chỉ say mê công diệc, lạc quan, yêu đời mà còn rất thèm người. Anh thèm người tới mức đã tự tay lăn một cây to chắn ngang giũa đường đề được gặp mặt và trò chuyện với đoàn khách lên Sa Pa dù chỉ là một vài phút. Chính cái sự thèm người ấy đã làm cho ta phần nào hiểu thêm về tính cách của anh. Anh sống làng lẽ một mình, làm mất công diệc thầm lặng nhưng không có nghĩa là anh chán ghét cuộc đời. Anh vẫn yêu đời, vẫn yêu người. Đó là biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần lạc quan.

c) Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đã cho thấy sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Nhờ có mấy bát bánh đúc mà người đàn bà trở thành vợ của Tràng. Cũng chính nì đói mà họ nương tựa vào nhau, chia sẻ với nhau giữa lúc hoạn nạn. Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.

d) Nếu ai đã từng ra biển thì bản phải cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh của những con sóng miên man vỗ bờ. Những con sóng luôn biến đổi khôn lường, lúc thì êm ả, dịu dàng, lúc lại sôi sục, dữ dội. Và những con sóng ấy dường như không biết mệt. Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu, về đâu? Chính vì thế Xuân Quỳnh đã ví tình yêu của mình như những con sóng “Dữ dội và dịu êm – Ồn ào và lặng lẽ”. Chính Xuân Quỳnh đã hóa thân vào những con sóng để nói lên tình yêu của mình.

e) Lòng thương người của Nguyễn Du bao trùm lên toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều. Đoạn trích nào trong sách giáo khoa ông càng nâng cao phẩm giá con người. Kiều thương cha bị đòn mà phải bán mình. Điều này khiến chúng ta thấy rõ hơn cuộc sống hồng nhan của Kiều. Ông thương xót Kiều vì Kiều chịu bao nhiêu tai hoạ. Ta càng hiểu thế nào là hồng nhan mà bạc mệnh.

g) Cây xà nu là một loài cây họ thông mọc rất nhiều trong những khu rừng ở Tây Nguyên. Xà nu là một loài cây gỗ quý và đặc biệt có sức sống rất mãnh liệt Nói đến cây xà nu là ta hình dung ra con người Tây Nguyên với phẩm chất anh dũng, quật cường. Rừng xà nu là biểu tượng cho người dân Xô Man. Hình ảnh những thế hệ cây xà nu cũng gợi lên sự tiếp nối của thế hệ những người dân Xô Man: “Có những cây con vừa lớ ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi… Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đu lông mao, lông vũ”.

h) Chính vì ra đời từ rất sớm nên văn học dân gian có giá trị trong diệc báo tồn và nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Các tác phẩm văn học dân gian đều hướng con người tới cái “chân, thiện, mĩ”? Không một ai là không biết đến truyện cố tích Tấm Cám. Cuộc đấu tranh của cô Tấm với mẹ con Cám cũng chính là cuộc đấu tranh giữa cái thiện trà cái ác. Và tất nhiên, chiến thắng sẽ thuộc về cái thiện. Văn học dân gian còn là kho tàng về nghệ thuật:
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp nào đâu. ”
Với phép so sánh đặc sắc, câu ca dao là lời hát về thân phận éo le, khố cực của người phụ nữ trong xã hội xưa. Với những giá trị ấy, văn học dân gian là bộ phận của văn học Việt Nam và là nền tảng của văn học triết.

Trả lời:

a) Luận cứ nêu không đầy đủ, chỉ tập trung vào tục ngữ, ca dao trong khi luận điểm chính được nêu lên ở đầu đoạn văn là: “Giá trị quan trọng nhất của văn học dân gian là giá trị nhận thức”. Luận cứ chỉ đề cập đến một khía cạnh hẹp: hiểu biết, nhận thức về tự nhiên.

Đây là lỗi do người viết không nắm được các khía cạnh cụ thể của vấn đề nghị luận, không hiểu quan hệ loogic của các luận cứ và thiếu các dẫn chứng cụ thể để làm rõ luận điểm.

b) Ở đoạn văn này, luận điểm “Anh thèm người tới mức… dù chỉ là một phút” không rõ ràng, không nêu được bản chất của vấn đề, không tương đương với luận điểm được nêu ở câu trên “Người thanh niên trong truyện ngắn…”. Luận cứ không chặt chẽ và thiếu lôgic: “Chính cái sự thèm người ấy… Đó là biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần lạc quan”.

Đây là lỗi do không nắm vững vấn đề trình, không hiểu mối liên hệ giữa các chi tiết trong tác phẩm nên việc khái quát luận điểm không phù hợp với đối tượng và không triển khai xác đáng, thuyết phục.

c) Luận điểm nêu chưa rõ, chưa phù hợp với bản chất của đối tượng nghị luận “hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống” là quá trình chung, chưa làm nổi bật vấn đề.

Luận cứ quá sơ lược, chưa đầy đủ, chưa trình bày được những khía cạnh chủ yếu liên quan đến chi tiết “Tràng nhặt được vợ” thì vội đi đến kết luận chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Đây là lỗi do người viết không hiểu thấu đáo vấn đề đang nghị luận nên cả luận điểm, luận chứng đều chưa thuyết phục.

d) Không nêu được luận điểm cần thiết liên quan trực tiếp đến vấn đề: khát vọng tình yêu của nhân vật trữ tình và hình tượng con sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Luận cứ nêu ra làm tiền đề để dẫn nhập cho lập luận lan man, xa rời vấn đề: “Nếu ai đã từng ra biển… Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu, về đâu?”

Lỗi do người viết không nắm được rõ phạm vi luận điểm cần trình bày, không tìm được những luận cứ cần thiết liên quan trực tiếp đến luận điểm mà mình đang triển khai.

e) Luận cứ thiếu lôgic: “Đoạn trích nào trong sách giáo khoa ông cũng nâng cao phẩm giá con người”. Quan hệ giữa các luận cứ luận cứ lại không chặt chẽ, không phù hợp. Luận điểm nêu cũng chưa xác đáng, chưa phản ánh được bản chất của vấn đề nghị luận.

g) Luận cứ được nêu làm tiền đề dẫn nhập cho luận điểm chính quá rườm rà, lan man, không làm nổi bật được vấn đề: “Cây xà nu là một loài cây họ thông, mọc rất nhiều trong Tây Nguyên… sức sống rất mãnh liệt”.

Lỗi ở đây do người viết chưa xác định được phạm vi vấn đề nghị luận, vì vậy quan hệ giữa các luận cứ, luận điểm lỏng lẻo, dẫn đến trình bày lan man, xa rời vấn đề chính.

h) Lỗi của lập luận này là luận điểm không rõ ràng, luận cứ thì thiếu hệ thống, không toàn diện.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status