Giải câu hỏi 1 (Trang 157 SGK ngữ văn 10 tập 1) – Phần soạn bài Thơ Hai-kư của Ba-sô trang 155 – 157 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1.
Đề bài:
Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về Kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện qua các bài 1 và 2 như thế nào?
Trả lời:
Về bài 1:
Ba-sô quê ở Mi-ê. Ông lên Ê-đô ở được mười năm mới về thăm lại quê. ở Ê-đô, Ba-sô rất nhớ quê, nhưng về quê rồi rồi Ba-sô lại thấy nhớ Ê-đô, thấy Ê-đô thân thiết như quê hương mình. Bài thơ ngắn mà thể hiện cái tình gắn bó sâu nặng với mảnh đất nơi mình ở.
Về bài 2:
Ở bài thơ thứ hai có nhắc đến chim đỗ quyên (hay còn gọi là chim quyên, chim đỗ vũ, chim tử quy…). Đó là tiếng của loài chim mà Ba-sô nghe được khi quay trở lại Ki-ô-tô sau hai mươi năm. Trong tiếng Nhật, chim đỗ quyên được đọc là ho-to-to-gi-su. Đó là loài chim hay cất tiếng kêu vào đầu mùa hè, khi trời xâm xẩm tối và tiếng kêu của nó rất thê thiết, vẫn được nghe ra là đẹp và sầu muộn, chính vì vậy trong tiếng Nhật nó còn những tên gọi khác như “loài chim của kiếp sau”, “loài chim thất tình”… Nghe tiếng chim kêu buồn đến não lòng người đó nhà thơ nhớ đến một Ki-ô-tô của quá khứ, một Ki-ô-tô nay đã xa xôi “ở Kinh đô mà nhớ Kinh đô”, sự nhớ tiếc đó có đượ tiếng chim buồn thê thiết kia đồng vọng, hay đó chính là tiếng lòng của thi nhân? Bài thơ cô đọng nhưng tình và ý thì bảng lảng như sương như khói, mơ mơ hồ hồ làm xao xuyến lòng người đọc.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment