X

Giải câu 1 (Trang 130 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Giải câu hỏi 1 (Trang 130 SGK ngữ văn 6 tập 1) – Phần soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 trang 130 SGK ngữ văn lớp 6 tập 1.

Đề bài:

Chọn một trong bảy đề bài nêu ở mục 1 phần Luyện tập: Xây dựng bài tự sự – kể chuyện đời thường.

a) Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm,…).

b) Kể một chuyện vui sinh hoạt (như nhận lầm, nhát gan,…).

c) Kể về người bạn mới quen (do cùng hoạt động văn nghệ, thể thao mà quen, tính tình của bạn,…).

d) Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó,…).

đ) Kể về thầy giáo (cô giáo) của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập).

g) Kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị,…).

Trả lời:

Một số dàn ý bài Viết bài tập làm văn số 3:

Đề 1: Kể một chuyện vui sinh hoạt (như nhận lầm, nhát gan,..).

a) Mở bài

– Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:

b) Thân bài

– Kể lại diến biến của câu chuyện.

+ Thời gian địa điểm xảy ra câu chuyện?

+ Tình huống đáng cười trong câu chuyện là gì?

+ Câu chuyện kết thúc ra sao?

– Em rút ra được điều gì từ câu chuyện đó?

c) Kết bài:

Ân tượng mà câu chuyện để lại trong em là gì?

Đề 2. Kể về người bạn mới quen (do cùng hoạt động văn nghệ, thể thao mà quen, hoặc do tính tình của bạn,…).

a) Mở bài

– Giới thiệu khái quát về người bạn.

– Hoàn cảnh gặp gỡ giữa hai người ở đâu? Vào lúc nào?

b) Thân bài

– Kể lại buổi gặp gỡ đó (do tình cờ hay do người khác giới thiệu).

– Đặc điểm hay tính cách của người bạn đó có gì đặc biệt?

– Em thích nét tính cách nào nhất ở người bạn đó?

– Sau khi quen nhau, hai người đã đã cùng thi đua (hay giúp đỡ nhau) như thế nào để cùng có thành tích tốt hơn trong học tập.

c. Kết bài

– Tình bạn mới giúp em như thế nào trong học tập và trong cuộc sống?

– Em suy nghĩ thế nào về tình bạn?

Đề 3: Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó,…).

a) Mở bài

– Cuộc gặp gỡ diễn ra khi nào? ở đâu? Với- ai?

b) Thân bài

– Kể các chi tiết trong buổi gặp gỡ ấy.

+ Mở đầu cuộc gặp gỡ như thế nào?

+ Diễn biến cuộc gặp gỡ ra sao? (các sự việc, không khí, quang cảnh,…).

+ Cuộc gặp gỡ kết thúc trong không khí như thế nào?

– Ý nghĩa của cuộc gặp gỡ là gì?

c) Kết bài

Cuộc gặp gỡ để lại trong em những ấn tượng gì? Giúp em mở rộng hiểu biết và quan hệ ra sao?

Đề 4: Kể về những đổi mới ở quê em (có điện, có đường, có trường mới, cây trồng,…).

a) Mở bài

– Giới thiệu khái quát về quê em.

b) Thân bài

– Quê em trong quá khứ như thế nào?

– Quê em ngày nay đã đổi mới ra sao?

+ Quang cảnh?

+ Nhịp sông?

+ Tinh thần hăng say lao động?

– Nhìn quê hương đổi mới, cảm giác của em thế nào?

c) Kết bài

Em mong ước như thế nào về quê hương trong tương lai?

Đề 5: Kể về một ngưởi thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị,…)

a) Mở bài

– Giới thiệu sơ lược về người mà em sẽ kể (tên, tính cách,…).

b) Thân bài

– Đặc điểm và tính cách nổi bật của người mà em đang kể là gì?

– Người mà em đang kể đã giúp đỡ bảo ban em như thế nào trong học tập và trong cuộc sống?

– Tình cảm của em và người đó ra sao?

– Có thể kể thêm về một kỉ niệm nào đó đáng nhớ nhất của em và người đó.

c) Kết bài

Niềm hạnh phúc của bản thân khi có được một người ông (bà, cha mẹ, anh chị,..) tốt.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment