Giải câu hỏi 1 (Trang 113 SGK ngữ văn lớp 6 tập 2) – Phần soạn bài Lao xao trang 113 SGK ngữ văn lớp 6 tập 2.
Đề bài:
Câu 1: Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo một trình tự nào không, hay hoàn toàn tự do? Để trả lời câu hỏi này, em hãy:
a) Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến.
b) Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không?
c) Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết.
Trả lời:
a) Các loài chim được nói đến trong bài văn: bổ các, chim ri, chim sáo, sáo sậu sáo đen, tu hú, bìm bịp, diều hâu, quạ đen, quạ khoang, chim cắt, chèo bèo.
b) Các loài chim được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau, cụ thể:
– Chim hiền
– Chim dữ
– Loài chim đánli lùi lũ chim ác
c) Lời kể rất tự nhiên.
– Cách tả mỗi con vật đều rất độc đáo, rất dặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Nhờ nhân hoá mà thế giới chim như thế giới con người rất sinh động.
– Cách xâu chuỗi các hình ảnh chi tiết rất hợp lí và bất ngờ, chẳng hạn: Ai nghe tiếng bìm bịp kêu – nghĩ tới ông sư hổ mang lừa bịp chết mà hoá nên loài chim này.
-> Ông ta tự nhận mình bịp nên tiếng chim là “bìm bịp”.
-> Ông khoác áo nâu bởi nhà sư mặc đồ nâu -> Chui rúc trong các bụi cây và là kẻ ác -> Chim kêu thì chim ác, chim xâu mới ra mặt.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment