Giải câu hỏi 1 – Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự (Trang 160 SGK ngữ văn 9 tập 1) – Phần soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận trang 160 – 161 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1.
Đề bài:
Đọc đoạn văn sau:
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc trên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?
Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
(Hạt giống tâm hồn, tập 4, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2004)
Câu hỏi:
Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu nào? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn.
Trả lời:
– Câu chuyện kể về hai người bạn cùng đi trên sa mạc.
– Yếu tố nghị luận chủ yếu được thể hiện:
+ “Những điều viết trên cát sẽ mau chóng xóa nhòa …”
+ Câu kết: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.
– Yếu tố nghị luận này làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao. Bài học rút ra từ câu chuyện này thể nêu bằng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là bài học về bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình…
(HTTPS://BAIVIET.ORG)