Giải câu 1 – Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt (Trang 65 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giải câu hỏi 1 – Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt (Trang 65 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt trang 65 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.

Đề bài:

Câu 1. Về ngữ âm và chữ viết

a) Hãy phát hiện lỗi về phát âm và chữ viết (chính tả); chữa lại cho đúng:

– Không giặc quần áo ở đây.
– Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi.
– Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi.

b) Đọc đoạn hội thoại sau đây giữa một người cháu (ở thành phố) với một người bác (ở nông thôn ra chơi) và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân:

– Thế tại sao đang ở thành phố, bác lại về nhà quê?
– À… chuyện ấy thì dài lắm. Nhẩn nha rồi bác kể. Dưng mờ… chẳng qua cũng là do cái duyên, cái số… Gì thế, cháu?
– Bác nói giọng nó khang khác thế nào ấy. Trời bác nói là giời /…/. Nhưng mà bác nói là dưng mờBảobác nói là bẩu.
– Ăn nước ở đâu nói giọng ở đó mờ, cháu…

(Ma Văn Kháng, Heo may gió lộng)

Trả lời:

a) Từ lỗi đã được sửa lại và in đậm:

– Không giặt quần áo ở đây. (nói và viết sai phụ âm cuối)

– Khi sân trường khô ráo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi. (nói và viết sai phụ âm đầu)

– Tôi không có tiền lẻ, anh làm ơn đổi cho tôi. (sai dấu thanh)

b) Người Bác phát âm theo giọng địa phương nên có nhiều âm khác với cách phát âm chung trong ngôn ngữ toàn dân:

– dưng mờ = nhưng mà
– bẩu = bảo
– mờ = mà
– giời = trời

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status