X

Giải câu 1 – Nói quá và tác dụng của nói quá (Trang 101 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Giải câu hỏi 1 – Nói quá và tác dụng của nói quá (Trang 101 SGK ngữ văn 8 tập 1) – Phần soạn bài Nói quá trang 101 – 103 SGK ngữ văn lớp 8 tập 1.

Đề bài:

Câu 1. Nói Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày có quá sự thật không? Thực chất, mấy câu này nhằm nói điều gì?

Trả lời:

Nói đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày là quá sự thật.

– Câu tục ngữ đêm tháng năm … cười đã tối muốn nói về độ dài ngắn ngày đêm theo mùa khác biệt: tháng năm ngày dài đêm ngắn, còn tháng mười ngày ngắn đếm dài.

+ Thực chất câu tục ngữ này muốn nhấn mạnh tới sự đối lập về thời gian hai mùa trong năm ( mùa hè – mùa đông).

+ Khuyên chúng ta cần biết trân trọng thời gian, biết cách sắp xếp hợp lý những công việc của mình.

– Câu ca dao …thánh thót như mưa ruộng cày… ý nói sự vất vả, cực nhọc của người nông dân.

→ Cách nói quá sự thật, phóng đại mức độ, tính chất của sự vật.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment