X

Giải câu 1 – Nói giảm nói tránh và tác dụng (Trang 107 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Giải câu hỏi 1 – Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh (Trang 107 SGK ngữ văn 8 tập 1) – Phần soạn bài Nói giảm nói tránh trang 107 – 109 SGK ngữ văn lớp 8 tập 1.

Đề bài:

Câu 1. Những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây có nghĩa là gì? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó?

– Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

(Hồ Chí Minh, Di Chúc)

– Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

(Tố Hữu, Bác ơi)

– Lượng con ông Độ đây mà… Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.

(Hồ Phương, Thư nhà)

Trả lời:

– Các từ in đậm đều mang nghĩa là chết.

– Người viết dùng cách diễn đạt đó nhằm tránh thái độ thô tục, thiếu lịch sự và giảm bớt đi phần nào sự đau buồn, tang thương.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment