X

Giải câu 1 – Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ (Trang 112 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Giải câu hỏi 1 – Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ (Trang 112 SGK ngữ văn 8 tập 2) – Phần soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu trang 110 – 113 SGK ngữ văn lớp 8 tập 2.

Đề bài:

Câu 1. Trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm dưới đây thể hiện điều gì?

a) Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Trả lời:

a) Trật từ từ trong câu này thể hiện thứ tự trước sau của hành động:

Cai lệ hung hãn, vô nhân đạo định trói anh Dậu → chị Dậu xám mặt, đặt con xuống đất, đến đỡ lấy tay tên cai lệ.

b) Cụm từ “cai lệ và người nhà lý trưởng” là trật tự thể hiện thứ bậc, sự xuất hiện của từng nhân vật.

Trật tự từ ” roi song, tay thước và dây thừng” thể hiện trật tự xuất hiện lần lượt của từng sự vật.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment