Giải câu hỏi 1 – Mạch lạc trong văn bản (Trang 31 SGK ngữ văn 7 tập 1) – Phần soạn bài Mạch lạc trong văn bản trang 31 SGK ngữ văn lớp 7 tập 1.
Đề bài:
a) Hai chữ mạch lạc trong Đông y vốn có nghĩa là mạch máu trong thân thể. Trong một văn bản cũng có cái gì giống như mạch máu làm cho các phần của văn bản thống nhất lại, gọi là mạch lạc. Dựa vào hiểu biết trên, em hãy xác định mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì trong số các tính chất kể dưới đây:
– Trôi chảy thành dòng, thành mạch;
– Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản;
– Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
b) Có người cho rằng: Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Trả lời:
a) Các câu trong ví dụ trên chỉ tiếp nối với nhau về mặt hình thức (phần đầu câu sau lặp lại ý ở phần cuối câu trước). Vì thế, đọc toàn bộ văn bản, chúng ta không thể hiểu văn bản nói cái gì. Sự thực thì các câu trên được trích ra từ những văn bản khác nhau và lắp ghép lại. Sự tiếp nối chỉ được xem là hợp lí khi các câu, các đoạn, các phần của văn bản phải thống nhất xoay quanh một chủ đề. Vi phạm điều này, văn bản không được coi là mạch lạc.
b) Các câu văn trên không vi phạm tính thống nhất chủ đề. Nhưng như thế chưa đủ để đánh giá là chúng mạch lạc. Bởi vì, trình tự các câu không hợp lí khi phản ánh diễn biến trước sau của sự việc.
– Trình tự đúng phải là: (2), (4), (1), (3).
(HTTPS://BAIVIET.ORG)