Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 96 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Giải câu hỏi 1 – Luyện tập (Trang 96 SGK ngữ văn 9 tập 1) – Phần soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích trang 92 – 97 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1.

Đề bài:

Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối (“Buồn trông cửa bể chiều hôm… Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”).

Trả lời:

Tả cảnh ngụ tình là một bút pháp đặc trưng của văn học trung đại nói chung, của ngòi bút Nguyễn Du nói riêng với cơ chế là tả cảnh thông qua đó để bộc lộ tâm trạng con người, tả cảnh để nói tình chứ không chỉ là bức tranh tả cảnh thuần túy.

– Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối:

→ Cảnh vật ở tám câu thơ cuối được nhìn qua con mắt của Thúy Kiều nên nhuốm màu tâm trạng rõ rệt.

→ Buồn trông cửa bể chiều hôm – Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa: gợi liên tưởng đến những chuyến đi xa, rời khỏi bến đỗ => tâm trạng cô đơn, lac lõng trong tình cảnh lưu lạc của Thúy Kiều.

→ Buồn trông ngọn nước mới sa – Hoa trôi man mác biết là về đâu: hoa tượng trưng cho vẻ đẹp, nhưng bây giờ lại bị vùi dập giữa dòng nước => Nỗi âu lo về số phận long đong, vô định của Thúy Kiều.

→ Buồn trông nội cỏ rầu rầu – Chân mây mặt đất một màu xanh xanh: Màu xanh không còn là biểu hiện cho sức sống => cảnh vật nhuốm màu tâm trạng của con người, chịu sự chi phối của tâm trạng nên giờ đây màu xanh cũng trở nên buồn tẻ, màu xanh từ cỏ cây đến đất trời khiến người ta không biết nhìn về đâu.

→ Buồn trông gió cuốn mặt duềnh – Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi => Dự cảm chẳng lành của Kiều về số phân đầy trắc trở, gập ghềnh của mình.

=> Toàn bộ tám câu thơ đều nhằm khắc họa tâm trạng lạc lõng, cô đơn, đầy âu lo của Thúy Kiều về số phận của chính mình.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status