Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 91 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giải câu hỏi 1 – Luyện tập (Trang 91 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận trang 89 – 91 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.

Đề bài:

Câu 1. Sau đây là một đề làm văn:

Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”.

Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?

Một bạn đã tìm được một số ý:

a) Giải thích khái niệm tài và đức.

b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.

c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Hãy:

– Bổ sung các ý còn thiếu.
– Lập dàn ý cho bài văn.

Trả lời:

a. Bổ sung các ý:

– Mối quan hệ giữa tài và đức.

– Tự hoàn thiện tài và đức trong quá trình rèn luyện của con người.

b. Lập dàn ý:

* Mở bài:

– Tài và đức là những phẩm chất đáng quý của con người.

– Dẫn dắt câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Từ lời dạy của Người, có thể thấy tài và đức là hai phẩm chất cần có và cốt yếu của những người thành công.

* Thân bài:

– Giải thích khái niệm “tài” và “đức”:

+ Tài: tài năng, kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm sống của con người để hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất.

+ Đức: đạo đức, tư cách, tác phong, lòng nhiệt tình, khát vọng “Chân, Thiện, Mỹ” trong mỗi con người.

– Giải thích câu nói của Hồ Chủ tịch: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

+ Một số người có tài mà không có đức thì chẳng thể làm được những việc có ích. Có tài mà hành động trái đạo đức còn có thể gây hại cho cộng đồng.

Ví dụ: một học sinh giỏi nhưng vô kỷ luật, nhà bác học có tài nhưng thiếu đạo đức, đem phát minh của mình phục vụ thế lực xấu.

+ Những người có phẩm chất đạo đức tốt thì khó có khả năng hoàn thành tốt công việc, nhất là những việc khó khăn.

Ví dụ: một diễn viên có đời sống trong sạch, đạo đức tốt nhưng không có tài thì chỉ được diễn vai phụ, một nhân viên tốt nhưng không có tài thì không thăng quan,…

+ Mối quan hệ giữa tài và đức: Là hai khái niệm riêng biệt nhưng luôn song hành và cần thiết trong mỗi con người.

⇒ Khẳng định ý nghĩa lời dạy của Bác đối với việc rèn luyện và tu dưỡng nhân cách của con người.

– Đề ra phương hướng phấn đấu, rèn luyện cả tài và đức của mỗi người, nhất là thế hệ thanh thiếu niên: phải rèn luyện cả tài và đức, để tài và đức được cân bằng.

– Kết bài:

+ Khẳng định lại vấn đề được nói tới: Tài và đức luôn song hành và tồn tại mới tạo nên thành công của mỗi người.

+ Khẳng định thế hệ trẻ cần phải được định hướng đúng đắn trong rèn luyện và tu dưỡng để hoàn thiện nhân cách là một người có tài, có đức và có ích.

BAIVIET.COM

DMCA.com Protection Status