Giải câu hỏi 1 – Luyện tập (Trang 87 SGK ngữ văn 9 tập 1) – Phần soạn bài Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) trang 84 – 87 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1.
Đề bài:
Phân tích, so sánh cảnh miêu tả mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh – Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời – cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du.
Trả lời:
+ Nguyễn Du đã tiếp thu ý tưởng từ câu thơ câu thơ cổ Trung Quốc để miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân. Bức tranh mùa xuân ở hai câu thơ hiện lên với những nét vẽ tương đồng với nhau:
→ Cỏ xanh trải dài tận chân trời, mở ra không gian bao la, ngút ngàn (cỏ thơm liền với trời xanh – cỏ non xanh tận chân trời).
→ Cành lê với những bông hoa lê trắng điểm xuyết.
+ Sự sáng tạo của Nguyễn Du so với cổ nhân thể hiện tập trung ở câu thơ thứ hai.
→ Ở câu thơ cổ Trung Quốc chỉ đơn thuần là miêu tả lại trên cành lê nở mấy bông hoa.
→ Câu thơ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” của Nguyễn Du đặc biệt nhất mạnh vào bút pháp chấm phá điểm xuyết. Trọng tâm trong bức tranh của Nguyễn Du chính là những bông hoa lê trắng giữa nền xanh bao la của đất trời. Tác giả đã sử dụng phép đảo ngữ, đặt động từ “điểm” lên trước cụm danh từ “một vài bông hoa”.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment