Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 80 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Giải câu hỏi 1  – Luyện tập (Trang 80 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2) – Phần soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền trang 75 – 80 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2.

Đề bài:

Câu 1. Phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật Phăng-tin : Trong tình thế tuyệt vọng, ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin có gì chứng tỏ một sức mạnh khác thường và sức mạnh ấy là gì?

Trả lời:

Trong đoạn trích, Phăng-tin không đóng vai trò là một nhân vật chính. Tuy nhiên, cách thể hiện nhân vật vẫn góp phần thể hiện những nét đặc trưng nghệ thuật nổi bật của Huy-gô. Ở nhân vật này, một lần nữa, ta có thể minh hoạ lại nghệ thuật đối lập, như là một nét đặc trưng cho thế giới hình tượng của Huy-gô. Đó là:

a) Nghệ thuật miêu tả nhân vật. Tác giả sử dụng thủ pháp nghộ thuật đối lập:

+ Sự đối lập giữa:

Phăng-tin >< Gia-ve

Nạn nhân >< Đao phủ

+ Sự đối lập giữa:

Phăng-tin >< Giăng Van-giăng

Nạn nhân >< Vị cứu tinh

b) Nghệ thuật miêu tả tâm trạng: trong đoạn trích, Phăng-tin từ tin tưởng tuyệt đối vào Giăng Van-giăng đến lo lắng, sợ hãi (khi Giăng Van-giăng bị Gia-ve lấn át) và đến khi Gia-ve nói: “Tao đã bảo không có ông Ma-đơ-len,… chỉ có thế thôi!” thì chị đã không thể chịu đựng nổi. Chị hoảng hốt rồi mất đi. Quá trình diễn biến tâm lí của nhân vật cho ta thấy hiện lên hình ảnh một người phụ nữ thật đáng thương, thật tội nghiệp khi niềm tin về một chỗ dựa có thể giúp vượt qua cái ác bị đổ vỡ. Tuy nhiên, ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin lại thể hiện một sức mạnh khác thường. Sức mạnh ấy là niềm tin vào tình thương yêu của con người; tin rằng cái ác không thể ngự trị mãi mãi; tương lai là của tình yêu thương và sự công bằng. Tuy vậy, sự đối lập giữa Phăng-tin và Giăng Van-giăng không bác bỏ sự thật là cả Giăng Van-giăng cũng vẫn là nạn nhân, và cả hai nhân vật đều cùng một tuyến nhân vật nếu xét theo tiêu chí Thiện – Ác.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status