Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 67 – 68 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Giải câu hỏi 1 – Luyện tập (Trang 67 – 68 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1) – Phần soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống trang 66 – 70 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1.

Đề bài:

Bài 1. Đọc văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.

[…] Thanh niên ta cũng cần biết là hiện nay có hơn hai nghìn thanh niên Trung Quốc trên đất Pháp và độ năm bạn ở châu âu và châu Mĩ. Hầu hết những thanh niên ấy đều đã tốt nghiệp Hán lan là tất cả đang là sinh triển – công nhân. Còn chúng ta, thì chúng ta có những sinh liên được học bổng và những sinh liên thường, nhờ ơn Nhà nước hay tiền của cha mẹ (hại thay, hai cái nguồn ấy lại không bao giờ cạn cả), mà đang dành một nửa thì giờ nào việc chơi bi-a, một nửa của nửa thì giờ còn lại để đến các chốn ăn chơi; số thì giờ còn lại, mà ít khi còn làm, thì để vào trường đại học hoặc trường trung học. Những sinh viên – công nhân Trung Quốc thì lại không có mục đích nào khác làm là nhằm thực sự chấn hưng nền kinh tế nước nhà và họ theo châm ngôn: “Sinh sống bằng lao động của bản thân và vừa học hỏi vừa lao động.

[…] Kiên trì, quyết tâm và đoàn kết như thế, các “ông chú trẻ tuổi” của chúng ta chắc chắn sẽ đạt mục đích. Với một đạo quân 50 000 công nhân dũng cám đáng khâm phục, lại được đào tạo trong kỉ luật và kĩ thuật hiện đại, thì không bao lâu nữa, Trung Quốc sẽ có một địa vị trong hàng các cường quốc công nghiệp là thương nghiệp thế giới.

Ở Đông Dương, chúng ta có đủ tất ca những cái mà một dân tộc có thể mong muốn như: hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mông, rừng rú bao la; chúng ta có những người lao động khéo léo và cần cù.

Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức! Bởi thế công nghiệp và thương nghiệp của chúng ta là một con số không. Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả. Những thanh niên không có phương tiện thì không dám rời quê nhà, những người có phương tiện thì lại chìm ngập trong sự biếng nhác; còn những kẻ đã xuất dương thì chỉ nghĩ đến diệc thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi!

Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh.

(Nguyễn Ái Quốc, Gửi thanh niên An Nam, trong Thơ văn Hồ Chí Minh

(Tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường), NXB Giáo dục, 2004)

Câu hỏi:

a) Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc bàn về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy diễn ra trong thời gian nào?

b) Tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào để bàn về hiện tượng nói trên? Nêu dẫn chứng và phân tích tác dụng của chúng.

c) Cách dùng từ, viết câu, diễn đạt độc đáo trong văn bản có tính thuyết phục cao ở những điểm nào? Phân tích một số ví dụ cụ thể để minh hoạ.

d) Anh (chị) rút ra những bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên?

Trả lời:

a) Nội dung: Tác giả Nguyễn Ái Quốc bàn luận là hiện tượng thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ (những năm 20 của thế kỉ XX): sống không có lí tưởng, mục đích, thiếu nghị lực, chí tiến thủ, chỉ viết vui chơi, hưởng thụ cá nhân mà không biết học tập cho bản thân, cho nước nhà, cho dân tộc. Ngày nay, hiên tượng đó không phải không có.

b) Các thao tác lập luận:

– Phân tích: mải chơi bời, không làm gì cả, sống già cỗi, thiếu tổ chức, rất nguy hại cho tương lai đất nước.

– So sánh: nêu hiện tượng thanh niên sinh viên Trung Hoa du học chăm chỉ, cần cù.

– Bác bỏ: “Thế thì thanh niên của chúng ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả”.

c) Cách viết của Nguyễn Ái Quốc rõ ràng, trong sáng, lập luận chặt chẽ, giọng văn tâm huyết, đầy thuyết phục.

d) Cần phải xác định lí tưởng sống, mục đích sống, thái độ học tập đúng đắn.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status