Giải câu 1 – Luyện tập (trang 33 – 34 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Giải câu hỏi 1 – Luyện tập (Trang 33 – 34 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1) – Phần soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trang 30 – 34 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1.

Đề bài:

Bài 1. Phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi chỉ ra nét tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách các nhân vật trong Truyện Kiều.

[…] Nhưng trong Truyện Kiều còn có bao nhiêu người khác. Có chàng Kim, con người rất mực chung tình, có Thúy Vân, cô em gái ngoan, có Hoạn Thư, người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt, có Thúc Sinh, anh chàng sợ vợ, có Từ Hải chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ, mỗi người một cá tính khó quên. Đối với bọn nhà chứa, ngòi bút Nguyễn Du không tò mò, Nguyễn Du ngại bới ra những gì quá dơ dáy, Nguyễn Du chỉ ghi vội vài nét. Nhưng chỉ vài nét cũng đủ khiến cả cái xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhúc dưới ngòi bút Nguyễn Du tới cái màu da “nhờn nhợt” của Tú Bà, cái bộ mặt “mày râu nhẵn nhụi” của Mã Giám Sinh, cái kẻ “chải chuốt”, “dịu dàng” của Sở Khanh, cái miệng thề “xoen xoét” của Bạc Bà, Bạc Hạnh.

(Theo Hoài Thanh toàn tập, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội,1999)

Trả lời:

Những từ ngữ tiêu biểu:

  • Kim Trọng: rất mực chung tình.
  • Thuý Vân: cô em gái ngoan.
  • Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt.
  • Thúc Sinh: sợ vợ.
  • Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ.
  • Tú Bà: màu da “nhờn nhợt”.
  • Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi”.
  • Sở Khanh:  chải chuốt dịu dàng.
  • Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề “xoen xoét” .

=> Các từ ngữ Nguyễn Du và Hoài Thanh nói về các nhân vật rất chuẩn xác vì miêu tả đúng diện mạo hoặc lột tả được tính cách nhân vật. Tác giả đã sử dụng chuẩn xác tiếng việt vào việc áp dụng tính cách của mỗi người.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status