Giải câu hỏi 1 – Luyện tập (Trang 29 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1) – Phần soạn bài Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) – Phần 1: Tác giả, trang 20 – 22 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1.
Đề bài:
Bài 1. Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) trong tập Nhật kí trong tù để làm rõ sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh.
Trả lời:
Bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại trong bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh):
a) Nhan đề, thi đề cổ điển: Mộ (Chiều tối).
b) Thể loại cổ điển: thất ngôn tứ tuyệt đường Luật.
c) Hai câu thơ đầu mang màu sắc cổ điển: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhân vật
* Bức tranh thiên nhiên:
– Không gian: rộng lớn.
– Thời gian: chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày → mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi.
– Cảnh vật:
+ Chim mỏi: biểu tượng cho buổi chiều tà → cảm nhận trạng thái bên trong của sự vật.
+ Chòm mây cô đơn đang trôi giữa bầu trời bao la.
– Nghệ thuật:
+ Sử dụng hình ảnh ước lệ, tượng trưng, bút pháp chấm phá.
+ Nghệ thuật tương phản: tìm về (của cánh chim) >< trôi đi (của tầng mây); rừng (có đích, có nơi chốn) >< tầng không (không có đích, gợi sự vô định).
→ Bức tranh thiên nhiên đẹp, buồn nơi núi rừng.
* Vẻ đẹp tâm hồn Bác:
– Yêu thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên.
– Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác.
d) Hai câu thơ cuối mang màu sắc hiện đại: Bức tranh đời sống
– Hình ảnh:
+ Thiếu nữ say ngô: người lao động khỏe khoắn trẻ trung → con người là trung tâm của bức tranh, xuất hiện trong tư thế lao động.
+ Lò than rực hồng: tạo cảm giác ấm áp, xua tan cái lạnh chiều tối.
→ Chữ “hồng” làm bừng sáng bài thơ, tứ thơ vận động từ bóng tối ra ánh sáng → tinh thần lạc quan vượt lên mọi hoàn cảnh.
– Nghệ thuật:
+ Sử dụng thi pháp cổ điển lấy ánh sáng để tả bóng tối.
+ Điệp từ: ma bao túc – bao túc ma hoàn.
=> Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối với sự xuất hiện của con người đã khiến cảnh vật trở nên ấm áp, tươi vui. Sự vận động của hình ảnh thơ từ bóng tối hướng ra ánh sáng thể hiện niềm lạc quan, tình yêu cuộc sống của nhà thơ. Dù trong hoàn cảnh nào Người vẫn ung dung, tự tại.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment