X

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 26 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Giải câu hỏi 1 – Luyện tập (Trang 26 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2) – Phần soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ trang 26 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2.

Đề bài:

Bài 1. Đọc hai đoạn trích SGk và trả lời các câu hỏi.

– Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên.

– Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có những nét gì khác nhau?

– Anh (chị) rút ra được những bài học gì về cách bác bỏ?

Trả lời:

Đọc đoạn trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ và đoạn trích Mấy ý nghĩa về thơ của Nguyễn Đình Thi.

a)

– Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên:

+ Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến sai “Cứng quá thì gãy”.

+ Nguyễn Đình Thi bác bỏ những ý kiến thiếu chính xác khi định nghĩa về thơ.

– Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có nét khác nhau:

– Tác giả Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ ý kiến sai lầm. Cách lập luận bác bỏ của đoạn văn.

+ Nêu ý kiến sai lầm: “Cứng quá thì gãy”.

+ Dùng lí lẽ để bác bỏ “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được … chịu đổi cứng ra mền”.

+ Dùng dẫn chứng để bác bỏ: “Ngô Tử Văn … thật là xứng đáng”.

b)

– Bác bỏ luận điểm: thơ là những lời đẹp; thơ là những đề tài đẹp.

– Bác bỏ bằng cách đưa ra những bằng chứng thực tế: có những bài thơ lời không đẹp như thơ Hồ Xuân Hương, một số câu thơ của Nguyễn Du; có những bài thơ đề tài không đẹp như đề tài trong Bô-đơ-le, đề tài trong thơ kháng chiến.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Phương Thảo: Học vấn là chìa khóa mở cánh cửa của tương lai. Hãy cùng nhau chia sẻ những kiến thức học tập bổ ích.
Leave a Comment