X

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 25 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Giải câu hỏi 1 – Luyện tập (Trang 25 SGK ngữ văn 6 tập 2) – Phần soạn bài So sánh trang 24 – 27 SGK ngữ văn lớp 6 tập 2.

Đề bài:

Bài 1. Với mỗi mẫu so sánh gợi ý dưới đây, em hãy tìm thêm ví dụ:

a) So sánh đồng loại.

– So sánh người với người:

Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo

Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền.

(Lời bài hát)

– So sánh vật với vật:

Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ […].

(Vũ Tú Nam)

b) So sánh khác loại.

– So sánh vật với người:

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh.

(Đồng Xuân Lan)

Bà như quả đã chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.

(Võ Thanh An)

– So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.

(Lê Anh Xuân)

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(Ca dao)

Trả lời:

a) So sánh đồng loại:

– So sánh người với người:

+ Cô giáo em hiền như cô Tấm.

+ Ông em râu bạc phơ như ông Bụt.

– So sánh vật với vật:

+ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”.

+ “Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ”.

b) So sánh khác loại:

– So sánh vật với người:

+ Cá nước bơi hàng đoàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

+ Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

– So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Con đi trăm núi ngàn khe

  Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.

(Tố Hữu)

Đừng xanh như lá bạc như vôi

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment