Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 22 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Giải câu hỏi 1 – Luyện tập (Trang 22 SGK ngữ văn 8 tập 2) – Phần soạn bài Câu nghi vấn (Tiếp theo) trang 22 SGK ngữ văn lớp 8 tập 2.

Đề bài:

Bài 1. Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…

(Nam Cao, Lão Hạc)

b) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?:
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Thế Lữ, Nhớ rừng)

c) Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ có một nghĩa buồn rầu, khổ sở. sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?

(Khái Hưng, Lá rụng)

d) Vâng, thử tưởng tượng một quả bong bóng không bao giờ vỡ, không thể bay mất, nó cứ còn mãi như một vật lì lợm… Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay?

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Người ham chơi)

Câu hỏi:

– Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?

– Những câu nghi vấn đó được dùng làm gì?

Trả lời:

a) Câu nghi vấn: ” Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?”

-> Biểu lộ sự ngạc nhiên đến sững sờ của ông giáo.

b) Câu nghi vấn “Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?/ Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?/ Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? / Để ta chiếm riêng ta phần bí mật? / Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

-> Bộc lộ sự nuối tiếng những ngày tháng huy hoàng, oanh liệt chỉ còn là quá khứ.

c) Câu nghi vấn: “Vậy thì sự biệt li… nhẹ nhàng rơi?”

-> Hai câu nghi vấn trên dùng để thể hiện phủ định sự biệt li khi nhìn chiếc lá rơi.

d) Câu nghi vấn ” Ôi, nếu thế thì đâu còn là quả bóng bay?”

-> Dùng để khẳng định những đặc tính vốn có của quả bóng bay ( vỡ, bay mất).

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status