Giải câu hỏi 1 – Luyện tập (Trang 21 SGK ngữ văn lớp 12 tập 2) – Phần soạn bài Nhân vật giao tiếp trang 21 SGK ngữ văn lớp 12 tập 2.
Đề bài:
Bài 1. Phân tích sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của họ trong đoạn trích sau:
Anh Mịch nhăn nhó, nói:
– Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông nghị, kẻo ông ấy đánh chết.
Ông lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa:
– Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.
– Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông nghị ghét con, cả nhà con khổ.
– Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy, không được à?
– Đối với ông nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con con chết đói.
– Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù.
– Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy.
– Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay, nhưng ai thương tao. Hôm ấy mày mà không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu.
(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)
Trả lời:
Hai nhân vật gián tiếp là anh Mịch, một người nông dân là lí trưởng, kẻ chức sắc có quyền thế trong làng.
Anh Mịch:
– Vị thế xã hội: Kẻ dưới – nạn nhân bị bắt đi xem đá bóng.
– Lời nói: Van xin, nhún nhường (gọi ông, xưng con, lạy…)
Ông Lí:
– Vị thế xã hội: Bề trên – thừa lệnh quan bắt người đi xem đá bóng.
– Lời nói: Hách dịch, quát nạt (xưng hô mày tao, quát, câu lệnh…)
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment