X

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 157 SGK ngữ văn 12 tập 2)

Giải câu hỏi 1 – Luyện tập (Trang 157 SGK ngữ văn lớp 12 tập 2) – Phần soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) trang 155 – 158 SGK ngữ văn lớp 12 tập 2.

Đề bài:

Câu 1. Phân tích rõ những đặc điểm trong cách sử dụng từ ngữ, sử dụng kết hợp các kiểu câu, biểu hiện giọng điệu của lời văn trong các đoạn trích sau:

(1) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ cộng hoà.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

(2) Con người thơ Tú Xương muốn đứng đắn mà đời sống lại thành ra lưu đãng hão huyền. Con nhà nho khái muốn thanh bần với đạo thánh hiền mà cuộc sống đặt cho nhiều mối lụy. Cái tâm hồn thèm chan hoà ấy lại sa vào cô đơn, con người khái ấy lại sống nhờ vào tình bạn, lần hồi đắp đổi vào sự nhớ thương:

[…] Bạn đàn chưa dễ tìm nhau

Bạn nghiên bạn bút có đâu được nhiều.

[… ] Con người tú tài “nổi tiếng tài hoa”, “phong nguyệt tình hoài” chơi ngông ấy, hiên ngang ấy đâm ra phá bĩnh:

…Non nước thề bồi thôi xuý xoá

Quy thần nào chứng ở hai vai.

Lại xoay ra ba dọi với người ta:

…Ba mươi mấy độ chôn chồng

Còn toan trang điểm má hồng chôn ai.

(Nguyễn Tuân, Thời và thơ Tú Xương, trong Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1982)

(3) Nhưng nếu Kiều là một người yếu đuối thì Từ Hải là kẻ hùng mạnh, Kiều là người tủi nhục thì Từ là kẻ vinh quang. Ở trong cuộc sống, mỗi bước chân Kiều đều vấp phải một bất trắc thì trên quãng đường ngang dọc Từ không hề gặp khó khăn. Suốt đời Kiều sống chịu đựng, Từ sống bất bình. Kiều quen tiếng khóc, Từ quen tiếng cười. Kiều đội trên đầu nào trung, nào hiếu thì trên đầu Từ chỉ có một khoảng trống không “nào biết trên đầu có ai”. Nếu Kiều lê lết trên mặt đất đầy những éo le trói buộc thì Từ vùng vẫy trên cao phóng túng, tự do. Kiều là hiện thân của mối mặc cảm tự ti, còn Từ là nguyên hình của mối ác cảm tự tôn.

(Vũ Hạnh, dẫn theo Nguyễn Thị Ngọc Diệu, Giáo trình Ngữ pháp văn bản, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2004)

Trả lời:

– Đoạn 1: Hồ Chí Minh đã sử dụng từ ngữ một cách chính xác, sử dụng nhiều từ ngữ chính trị về câu, điểm nổi bật là đoạn sử dụng kiểu câu lặp cú pháp và kiểu, câu song hành, với những câu ngắn để nhân mạnh những điều khẳng định. Vì vậy, giọng điệu, ngôn từ của đoạn văn rất rắn rỏi, dứt khoát, mạnh mẽ và cương quyết, thể hiện khả năng thuyết phục cao.

– Đoạn 2: Nguyễn Tuân đã sử dụng những từ ngữ rất tài hoa. Tác giả còn sử dụng kiểu câu điệp cấu trúc, song hành cú pháp (đoạn đầu), tạo nên một giọng điệu rất riêng, một giọng điệu (rất Nguyễn Tuân), tài hoa, uyên bác, đầy biến hóa trong việc sử dụng ngôn từ qua đó thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với nhà thơ Tú Xương.

– Đoạn 3: Tác giả viết theo lối so sánh đế làm nổi bật những điểm khác biệt trong tính cách, phẩm chất, tâm hồn, tình cảm… của Kiều và Từ Hải. Vì vậy, đoạn văn vẫn sử dụng rất nhiều cặp tính từ tương phản. Người viết cũng sử dụng hàng loạt câu có kết cấu ngữ pháp song trùng (nếu Kiều… thì Từ). Đoạn văn vì thế mang âm hưởng nhịp nhàng, cân đối, thể hiện sự tương phản sóng đôi giữa hai nhân vật.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Ngọc Trinh:
Leave a Comment