Giải câu hỏi 1 – Luyện tập (Trang 135 – 136 SGK ngữ văn 8 tập 1) – Phần soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trang 134 – 137 SGK ngữ văn lớp 8 tập 1.
Đề bài:
Bài 1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích sau:
a) Qua các cụm từ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể nào khác), “định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời), “hành khan thủ bại hư” (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.
(Ngữ văn 7, tập một)
b) Chiều dài của cầu là 2.290m (kể cả phần cầu dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắn).
(Thúy Lan, Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử)
c) Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời, phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phân tích ngôn ngữ (từ, câu,…) thích hợp.
Trả lời:
Giải thích công dụng dấu ngoặc đơn:
a) Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ tiệt nhiên, định phận tại thiên thư , hành khan thủ bại thư.
b) Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của câu có tính cả phần cầu dẫn.
c) Dấu ngoặc đơn đươc dùng ở hai chỗ. Ở vị trí thứ nhất, dấu ngoặc đơn đánh dấu phần bổ sung. Phần này có quan hệ lựa chọn với phần được chú thích có phần này thì không có phần kia: người tạo lập văn bản hoặc là người viết, hoặc là người nói. Cách dùng này của dấu ngoặc đơn thường gặp trong các đề thi như:
Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
Ở vị trí thứ nhất, dấu ngoặc đơn đánh dấu phần thuyết minh để làm rõ những phương tiện ngôn ngữ ở đây là gì.
Leave a Comment