Giải câu hỏi 1 – Luyện tập (Trang 134 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Các thao tác nghị luận trang 131 – 135 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.
Đề bài:
Câu 1. Tìm hiểu đoạn trích sau đây và cho biết:
– Tác giả muốn chứng minh điều gì?
– Để làm rõ điều phải chứng minh, tác giả đã sử dụng những thao tác nghị luận chủ yếu nào?
– Cách dùng những thao tác nghị luận đó hay ở chỗ nào?
Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hóa dân gian, văn học dân gian. Củ khoai, quả ổi, bè rau muống, luống dọc mùng,… vốn rất xa lạ với văn chương bác học đã được Nguyễn Trãi đưa vào thơ Nôm của mình một cách rất tự nhiên. Tục ngữ, thành ngữ, ca dao, những đặc điểm thanh điệu tiếng Việt, tất cả những khả năng ấy của ngôn ngữ dân gian đã được Nguyễn Trãi khai thác một cách tài tình, để cho hình tượng thơ có nhiều màu sắc dân tộc và lời thơ có âm điệu phong phú. /…/
Viết về tác dụng của một làn dân ca, một nét dân nhạc, Nguyễn Trãi đã có những phát hiện tài tình. Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra. Chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trên bầi trời được đẩy cao hơn. Không gian rộng thêm ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là như thế.
(Theo Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trãi – nhà văn hóa lớn, trong Nguyễn Trãi, thơ và đời, NXB Văn hoc, Hà Nội, 1997)
Trả lời:
– Tác giả muốn chứng minh “Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hóa dân gian, văn học dân gian”
– Để làm rõ điều này, tác giả sử dụng các thao tác phân tích và quy nạp để làm rõ vấn đề.
+ Tác giả đã chia nhỏ vấn đề nghị luận thành những bộ phận nhỏ: thi liệu dân gian và các làn điệu dân gian có ảnh hưởng đến sáng tác của Nguyễn Trãi. Trong các bộ phận ấy lại được chia thành những phần nhỏ hơn => Luận điểm được xem xét một cách cặn kẽ, thấu đáo.
+ Câu cuối có giá trị quy nạp. Từ trường hợp của Nguyễn Trãi, tác giả đã nâng tầm giá trị của văn nghệ lên một tầm vóc cao hơn.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment