Giải câu hỏi 1 – Luyện tập (Trang 134 – 135 SGK ngữ văn 9 tập 2) – Phần soạn bài Luyện tập viết biên bản trang 134 – 136 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2.
Đề bài:
Bài 1. Lớp 9A vừa tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn, phấn đấu để cuối năm học có 100% học sinh đạt yêu cầu, trong đó 60% đạt loại khá, giỏi.
Hãy viết biên bản cho cuộc họp ấy dựa vào các tình tiết sau đây:
a) Thành phần: Cô Lan, giáo viên môn Ngữ văn, toàn thể lớp, đại biểu các lớp 9B, 9C. Cô Lan điều khiển hội nghị.
b) Hội nghị bắt đầu lúc 10 giờ và kết thúc lúc 11 giờ 30 phút.
c) Bạn Huệ, lớp trưởng báo cáo sơ lược tình hình học môn Ngữ văn:
– Nhiều bạn chưa đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài sơ sài.
– Nhiều bạn chưa làm hết các bài tập, nhất là phần Tiếng Việt và tập làm văn.
– Nhiều bạn chưa biết cách làm thế nào để viết một bài văn hay. Bài viết còn sai chính tả, ngữ pháp, lan man, xa đề.
– Kết quả: khá, giỏi: 40%; trung bình: 50%; yếu: 10%.
d) Cô Lan khai mạc, nêu yêu cầu và nội dung hội nghị:
– Mục đích: tìm biện pháp để học tốt môn Ngữ văn. Phấn đấu cuối năm đạt 100% yêu cầu, trong đó có 60% khá, giỏi.
– Nội dung:
+ Lớp trưởng sơ kết tình hình học môn Ngữ văn trong thời gian qua.
+ Các bạn học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm (Thu Nga, Thúy Hà).
+ Tập thể lớp trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu.
e) Kinh nghiệm của Thu Nga:
– Đọc kĩ văn bản để hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản, sau đó mới chuẩn bị bài.
– Phải cố gắng tưởng tượng, liên tưởng, đào sâu suy nghĩ để có xúc cảm và phát hiện ra ý độc đáo.
– Cố gắng làm hết bài tập, đặc biệt là các bài tập luyện nói, luyện viết.
g) Kinh nghiệm của Thúy Hà:
– Mỗi văn bản có những nét độc đáo riêng. Phải tìm cho ra nét độc đáo đó.
– Phải thường xuyên tích lũy tư liệu văn học.
– Nắm chắc cách làm bài theo từng loại thể. Dành thời gian thích đáng đọc kĩ đề bài để xác định yêu cầu của bài viết.
– Nhất thiết phải làm dàn ý trước khi viết.
– Khi viết cần phải chủ động và theo cách diễn đạt của mình, tránh lệ thuộc bài mẫu.
h) Cô Lan tổng kết:
– Phải đọc kĩ văn bản, tìm hiểu xem tác giả muốn nói gì, nói bằng cách nào, thái độ ra sao.
– Thường xuyên tích lũy tư liệu và biết vận dụng tư liệu khi làm bài.
– Rèn luyện năng lực cảm thụ, đặc biệt là khả năng liên tưởng, tưởng tượng.
– Soạn bài và làm bài tập đầy đủ, chu đáo.
– Khi làm bài, phải nắm chắc yêu cầu của đề bài, làm dàn ý. Cố gắng viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc.
– Tin tưởng vào kết quả phấn đấu của lớp.
Trả lời:
Viết biên bản theo gợi ý:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN
HỘI NGHỊ TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN
Thời gian: 10h, ngày … tháng… năm 20…
Địa điểm: Phòng học lớp 9A, trường THCS…
Thành phần tham dự:
– Cô Lan – giáo viên môn Ngữ Văn.
– Toàn thể học sinh lớp 9A.
– Các đại biểu lớp 9B, 9C.
I. Khai mạc
– Cô Lan khai mạc, nêu mục đích, yêu cầu và nội dung hội nghị:
– Mục đích: tìm biện pháp học tốt môn Ngữ Văn. Phấn đấu cuối năm đạt 100% yêu cầu, trong đó có 60% khá, giỏi.
– Nội dung:
+ Lớp trưởng sơ kết tình hình học tập môn Ngữ Văn trong thời gian vừa qua.
+ Các học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm (Thúy Hà, Thu Nga)
+ Tập thể lớp trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu.
II. Nội dung
1. Bạn Huệ – báo cáo sơ lược tình hình học tập môn Ngữ Văn của lớp 9A
– Nhiều bạn còn chưa đọc kĩ văn bản, chuẩn bị sơ sài.
– Nhiều bạn chưa làm hết bài tập, đặc biệt là phần Tiếng Việt và Tập làm văn.
– Nhiều bạn chưa biết cách làm thế nào để viết một bài văn hay. Bài viết còn sai chính tả, ngữ pháp, lan man, xa đề.
– Kết quả: khá, giỏi: 40%; trung bình: 50%; yếu:10%.
2. Các bạn học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm
a. Kinh nghiệm của Thu Nga:
– Đọc kĩ văn bản để hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản, sau đó mới chuẩn bị bài.
– Phải cố gắng tưởng tượng, liên tưởng, đào sâu suy nghĩ để có cảm xúc và phát hiện ra ý độc đáo.
– Cố gắng làm hết bài tập, đặc biệt là bài tập luyện nói, luyện viết.
b. Kinh nghiệm của Thúy Hà:
– Mỗi văn bản có nét độc đáo riêng. Phải tìm cho ra nét độc đáo đó.
– Phải thường xuyên tích lũy tư liệu văn học.
– Nắm chắc cách làm bài theo từng loại thể. Dành thời gian thích đáng để đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của bài viết.
– Nhất định phải làm dàn ý trước khi viết bài.
– Khi viết cần phải chủ động và theo cách diễn đạt của mình tránh lệ thuộc vào bài mẫu.
3. Cô Lan tổng kết:
– Phải đọc kĩ văn bản tìm hiểu xem tác giả muốn nói gì, nói bằng cách nào, thái độ ra sao.
– Thường xuyên tích lũy tư liệu và biết vận dụng tư liệu khi làm bài.
– Rèn luyện năng lực cảm thụ, đặc biệt là khả năng liên tưởng, tưởng tượng.
– Soạn bài và làm bài tập đầỳ đủ chu đáo.
– Khi làm bài phải nắm chắc yêu cầu của đề bài, làm dàn ý. Cố gắng viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc.
– Tin tưởng vào kết quả phấn đấu của lớp.
Hội nghị kết thúc vào lúc 11h30p.
Lớp trưởng Giáo viên
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment