X

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 121 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Giải câu hỏi 1 – Luyện tập (Trang 121 SGK ngữ văn 10 tập 1) – Phần soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự trang 120 – 122 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1.

Đề bài:

Dưới đây là các bản tóm tắt hai văn bản khác nhau:

(1) “Tiễn dặn người yêu” (Xống chụ xon xao) là một trong những truyện thơ nổi tiếng nhất trong kho tàng văn học dân gian của người Thái nói riêng, của các dân tộc it người ở Việt Nam nói chung. Truyện kể lại câu chuyện tình yêu – hôn nhân của một đôi trai gái.

Truyện bắt đầu từ khi chàng trai và cô gái còn năm trong bụng mẹ. Từ ấu thơ họ đã là bạn thân thiết của nhau. Lớn lên, hai người cang quấn quýt với nhau hơn. Song cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo không nhận rể, quyết định gả con cho một người giàu có. Cô gái đau khổ nhưng bất lực, còn chàng trai, trước tình cảnh ấy quyết ra đi tìm sự giàu sang, mong trở về chuộc lại người yêu. Mấy năm trôi qua, khi người chồng hết thời hạn “rể ngoài”, rồi đủ công “rể trong”, cô gái đành phải về nhà chồng. Đúng lúc đó, chàng trai mới trở về thì mọi việc đã muộn. Đau đớn, anh đi theo tiễn dặn người yêu. Theo lời anh dặn, co gái cố làm ra vẻ vụng về, hậu đậu khiến gia đình nhà chồng chán chường mà trả về nhà cha mẹ.

Trở về nhà, bị cha mẹ bán đứt vào cửa quan, cô gái càng thất vọng, đau khổ và phá phách mạn hơn: Cô “giã gạo – quăng chày; phơi thóc – chửi sàn, mắng cót; dỡ xôi – quật mâm vỡ” cốt sao để được trả về gia đình. Người nhà quan mang cô ra chợ bán “nhưng nghìn lần không đắt”. Cô gái ngày nào “ngón tay thon lá hành, đôi mắt đẹp dài như lá trầu xanh”, mà nay tiều tuỵ chỉ đáng đổi một bó lá dong. Người đổi được cô lại là anh. Nhưng anh giờ đã có nhà cao cửa rộng, vợ con yên ấm, làm sao nhận ra cô. Tủi phận, cô gái mang đàn môi anh tặng năm xưa ra thổi, gợi lại lời thề thốt ngày nào. Bàng hoàng nhận ra người yêu cũ, anh chia đôi tài sản và tiễn vợ về nhà cha mẹ đẻ. Anh cưới cô gái và hai người sống hạnh phúc bên nhau.

(Bản tóm tắt của NBS)

(2) Ví dụ như chuyện vợ chồng chàng Trương: Chàng Trương đi đánh giặc khi vợ mới có mang. Lúc trở về, con đã biết nói. Một hôm đùa với con tự xưng là bố, đứa con không nhận mà nói rằng bố nó tối tối vẫn đến. Trương buồn và ghen, đay nghiến vợ đến nỗi nàng phải tự vẫn. Một tối, ngồi bên đèn đùa với con, thấy nó chỉ lên bóng mình trên tường mà nói: “Bố đã đến kìa”. Lúc đó mới biết là mình lầm thì không kịp nữa.
Câu chuyện lẽ ra chấm hết ở đó, nhưng dân chúng không chịu nhạn cái tình thế đau đớn ây, và cố gắng đem một nét huyền ảo để an ủi ta. Vì thế mới có đoạn thứ hai, kể chuyện chàng Trương gặp mặt vợ một lần nữa…

(Theo Nguyễn Đình Thi, Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao, cổ tích)

a) Xác định phần tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương trong đoạn trích (2). Mục đích tóm tắt ở (1) và (2) có gì khác nhau?

b) Cách tóm tắt ở (1) và (2) khác nhau như thế nào, vì sao?

Trả lời:

a) Xác định phần tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. Mục đích tóm tắt ở (1) và (2) có gì khác nhau?

– Bản tóm tắt 1 (truyện thơ Tiễn dặn người yêu) là tóm tắt toàn bộ câu chuyện để người đọc nắm bắt và nhớ được cốt truyện.

– Bản tóm tắt 2 (Chuyện Người con gái Nam Xương) được bắt đầu từ “Chàng Trương đi đánh giặc … đến không kịp nữa” nhằm dùng làm dẫn chứng để làm sáng rõ ý kiến.

b) Cách tóm tắt ở (1) và (2) khác nhau như thế nào, vì sao?

Tùy vào mục đích mà tóm tắt lại toàn bộ hay chỉ tóm tắt một đoạn cần thiết. Bản tóm tắt (1) tóm tắt lại toàn bộ câu chuyện, còn bản tóm tắt (2) chỉ tóm tắt lại một đoạn truyện.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Ngọc Lan: Ngủ dậy muộn thì phí mất cả ngày, ở tuổi thanh niên mà không học tập thì phí mất cả cuộc đời .
Leave a Comment