Giải câu hỏi 1 – Luyện tập Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự (Trang 46 SGK ngữ văn 6 tập 1) – Phần soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự trang 44 – 47 SGK ngữ văn lớp 6 tập 1
Đề bài:
Bài 1. Đọc truyện sau đây và trả lời câu hỏi ?
Trả lời:
a) Chủ đề của truyện này nhằm:
Biểu dương sự thông minh, tinh thần dũng cảm của người nông dân dám tố cáo và muốn nhà vua trừng phạt đám quan lại nhũng nhiễu nhân dân.
Chế giễu lũ quan lại sách nhiều tham nhũng và dốt nát.
– Sự việc tập trung thể hiện chủ đề là người nông dân xin vua thưởng roi.
– Câu văn thể hiện việc này là: Xin bệ hạ thưởng cho hạ thần năm mươi roi…
b) Bố cục ba phần của truyện là:
– Mở bài: “Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng hiến nhà vua.”
– Kết luận: “Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp.”
– Phần còn lại là thân bài.
c) So với bài về Tuệ Tĩnh: Cả hai bài đều giống nhau ở bố cục ba phần.
Khác nhau là: ở truyện về Tuệ Tĩnh, chủ đề của truyện được giới thiệu ngay ở phần mở bài; ở truyện Phần thưởng, mở bài chỉ giới thiệu tình huống câu chuyện. Kết bài của truyện về Tuệ Tĩnh có ý nghĩa gợi mở; kết bài truyện Phần thưởng kịch tính hơn, kết thúc ngay ở cao trào của diễn biến sự việc. Nếu như truyện về Tuệ Tĩnh tính bất ngờ thể hiện ở đầu truyện thì ở truyện Phần thưởng tính bất ngờ lại tập trung ở cuối truyện.
d) Câu chuyện của truyện Phần thưởng thú vị ở sự việc người nông dân đề nghị Phần thưởng. Sự việc này vừa bất ngờ, tạo kịch tính cho câu chuyện, vừa cho thấy sự thông minh, hóm hỉnh của nhân vật bác nông dân, cũng chính là sự việc bộc lộ chủ đề của truyện.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment