Giải câu hỏi 1 – Lập dàn ý (Trang 45 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1) – Phần soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự trang 44 – 46 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1.
Đề bài:
Câu 1. Suy ngẫm về kết thúc truyện ngắn Tắt đèn của Ngô Tất Tố (Trời tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị), nhà văn Nguyễn Tuân viết: “Tôi ngờ câu kết này cũng mới là cái chấm hết một thiên của truyện dài. Với một cái tiền thân ngay thẳng, lành manh như vậy, tôi nghĩ rằng chị Dậu thế tất phải có một hậu thân trong các đoàn thể cách mạng; và tôi nhớ như đã có lần nào, tôi đã gặp chị Dậu ở một đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc cướp chính quyền huyện kì Tổng khởi nghĩa; và nếu không thì, chí ít, tôi cũng đã gặp chị vào những ngày địch hậu o ép, chị tải thương hoặc đậy nắp hầm bem(1) cho cán bộ cơ sở.”.
Theo suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân, có thể kể về “hậu thân” của chị Dậu bằng những câu chuyện sau:
(1) Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo.
(2) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra. Tuy sống trong vùng địch hậu, chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ…
Anh (chị) hãy lập dàn ý cho bài văn kể về một trong hai câu chuyện trên.
Gợi ý:
– Chọn nhan đề cho bài viết.
– Lập dàn ý theo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
Trả lời:
Đề 1 | Đề 2 | |
Nhan đề | “Sau cái đêm đen ấy…” | “Người đẩy nắp hầm bom” |
Mở bài | Sau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng. Được giác ngộ cách mạng, chị trở thành một thanh niên xung phong, tham gia kháng chiến. | Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra, làng Đông Xá bị địch chiếm nhưng chị Dậu đã bất chấp hiểm nguy để nuôi giấu cán bộ. |
Thân bài | – Cách mạng tháng Tám nổ ra, chị Dậu trở về làng…– Chị tham gia tuyên truyền để nhân dân cùng nhau chiến đấu. – Khí thế cách mạng sôi sục, chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện phá kho thóc của Nhật | – Quân Pháp càn quét truy lùng cán bộ.– Không khí làng quê căng thẳng. Nhưng trong căn nhà của chị Dậu, các cán bộ vẫn được chị hướng dẫn xuống hầm bí mật để ẩn náu. – Quân Pháp tìm đến, lục soát, chị Dậu không sợ hãi, bình tĩnh đối đáp khiến chúng bỏ đi. |
Kết bài | Cuộc biểu tình thành công, chị được nhân dân tin tưởng và trở thành một người lãnh đạo cách mạng tại địa phương. | Căn nhà của chị Dậu trở thành nơi nuôi giấu cán bộ trong suốt cuộc cách mạng. |
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment